Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH THEO HIỆP ĐỊNH RCEP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

So với các nước ASEAN, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia ban hành Luật Cạnh tranh sớm. Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 03/12/2004, tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2005. Do đó, nghĩa vụ thông qua và duy trì pháp luật về cạnh tranh không phải là thách thức cấp bách với Việt Nam. Hiện nay, vấn đề cạnh tranh được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh năm 2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019. Và như đã phân tích ở trên, các quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 tương đối phù hợp với quy định trong Hiệp định RCEP.

0 1.492

QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH THEO HIỆP ĐỊNH RCEP

VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

                                              TÀO THỊ HUỆ

                                                            Khoa Pháp luật thương mại quốc tế,

                                                                        Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Hiệp định RCEP quy định về vấn đề cạnh tranh, trong đó, thừa nhận tầm quan trọng của chính sách và pháp luật cạnh tranh của các quốc gia thành viên. Bài viết này phân tích quy định của Hiệp định RCEP về cạnh tranh, so sánh với pháp luật Việt Nam hiện hành về cạnh tranh; đồng thời đánh giá triển vọng cũng như đưa ra khuyến nghị về những vấn đề cần hoàn thiện đối với Việt Nam, nhằm thực thi quy định của Hiệp định RCEP về cạnh tranh.

Từ khoá: cạnh tranh, RCEP, triển vọng thực thi, Việt Nam

  1. Tổng quan quy định về cạnh tranh trong các hiệp định thương mại khu vực

Các hiệp định thương mại khu vực (RTA) là một bộ phận quan trọng trong quan hệ thương mại quốc tế. Trong những năm qua, các RTA không chỉ tăng về số lượng mà còn về chiều sâu và mức độ phức tạp. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có 350 RTA đã có hiệu lực([1]). Hầu hết các RTA “thế hệ cũ” chỉ bao gồm tự do hóa thuế quan và các quy tắc liên quan như phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn và quy tắc xuất xứ([2]). Nhưng ngày càng có nhiều RTA bao gồm các chương và điều khoản liên quan đến các vấn đề cạnh tranh([3]), bên cạnh các cam kết về thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, môi trường và lao động([4]). Theo một thống kê năm 2015, có 216 hiệp định thương mại tự do (FTA) trong cơ sở dữ liệu về các hiệp định thương mại khu vực (RTA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) quy định các điều khoản về cạnh tranh([5]).

Một mặt, các FTA chỉ quy định nghĩa vụ chung về việc áp dụng “các biện pháp” hoặc “luật” kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, mà không xác định thêm nội dung của các luật hoặc biện pháp đó. Mặt khác, nhiều FTA xác định cụ thể các hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ được kiểm soát và/hoặc các biện pháp được thực hiện nhằm mục đích này, mặc dù mức độ chi tiết của các điều khoản có thể khác nhau([6]).

Theo tài liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), các điều khoản về cạnh tranh thường được quy định trong các RTA gồm có([7]):

– Quy định về luật cạnh tranh quốc gia (national competition law requirement): quốc gia thành viên phải ban hành và thực thi luật cạnh tranh quốc gia;

– Hài hòa hoá (harmonization effects) chính sách cạnh tranh của các nước thành viên;

– Quy định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh (abuse of dominant position);

– Điều khoản tham vấn (consultation provisions);

– Trao đổi thông tin bí mật (exchange of confidential information);

– Nguyên tắc hợp tác (comity principles);

– Các ngành được miễn trừ (sectoral exemptions);

– Giải quyết tranh chấp (dispute settlements).

Tính đến tháng 8/2021, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA)([8]). Trong đó, trước năm 2008, các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết và có hiệu lực thi hành đều không quy định về cạnh tranh. Hai FTA đầu tiên Việt Nam là thành viên có quy định về cạnh tranh là Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam -Nhật Bản (VJEPA)([9]), và Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA)([10]). Mặc dù, hai hiệp định này chỉ quy có quy định chung về thúc đẩy cạnh tranh thông qua xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh, hợp tác thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác kỹ thuật, nhưng hai FTA này đã đánh dấu sự khởi đầu cho việc đưa cạnh tranh vào nội dung của các FTA Việt Nam tham gia về sau.

Trong số 15 FTA, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) có mức độ cam kết về cạnh tranh không sâu sắc và chi tiết bằng 3 FTA là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP)([11]), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)([12]), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)([13]). Nhưng, Hiệp định RCEP tạo ra một khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới với thành viên là 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, có quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm 30% dân số thế giới, tổng GDP 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương 30% GDP và chiếm gần 28% thương mại toàn cầu([14]). Những quy định về cạnh tranh trong Hiệp định RCEP giúp nâng cao vấn đề thực thi luật cạnh tranh trong khu vực, cũng như gia tăng sự hợp tác quản lý chặt chẽ hơn giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước thành viên. Tại Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất, trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực cạnh tranh là Luật Cạnh tranh năm 2018. Về cơ bản, quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018 đáp ứng cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định RCEP thể hiện thông qua phần trình bày dưới đây.

  1. Nội dung cơ bản về cạnh tranh theo quy định của Hiệp định RCEP và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam hiện hành

Vấn đề cạnh tranh (competition) được quy định trong Chương 13 của RCEP, với 9 điều và 4 phụ lục. Nhưng chương này không phải là “luật cạnh tranh chung”, trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cạnh tranh tại các nước thành viên. Thực chất, Hiệp định RCEP tôn trọng chủ quyền của các thành viên trong việc phát triển, thiết lập, quản lý và thực thi luật, quy định và chính sách cạnh tranh; tôn trọng sự khác biệt giữa các thành viên về năng lực, cũng như trình độ phát triển trong lĩnh vực này (Điều 13.3). Các quy định về cạnh tranh của RCEP chỉ tập trung vào hai nội dung chính là áp dụng các biện pháp thích hợp để kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh (anti-competitive activities), hợp tác giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh giữa các nước thành viên.

            2.1. Về áp dụng các biện pháp thích hợp để kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh

Áp dụng các biện pháp kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 13.3 Hiệp định RCEP. Mặc dù, Hiệp định không đưa ra định nghĩa “hành vi hạn chế cạnh tranh” là gì. Nhưng, có thể hiểu nội dung của thuật ngữ “hành vi hạn chế cạnh tranh” theo luật cạnh tranh tương ứng của mỗi nước thành viên. Bởi, mỗi thành viên sẽ tự thông qua hoặc duy trì các luật và quy định về cạnh tranh của mình để kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, cũng như phải thực thi các luật và quy định đó một cách phù hợp (khoản 1 Điều 13.3). Hầu hết các FTA khác Việt Nam ký kết cũng không quy định chi tiết hành vi này, riêng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu có quy định một số hành vi hạn chế cạnh tranh không phù hợp với Hiệp định tại khoản 1 Điều 11.2:

– Tất cả các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của các hiệp hội doanh nghiệp và các hành vi phối hợp cùng hành động nhằm mục đích hoặc có tác động ngăn cản, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh;

– Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một hoặc một nhóm doanh nghiệp;

– Cạnh tranh không công bằng.

Hiệp định RCEP đưa ra yêu cầu đối với thực thi luật và quy định cạnh tranh tại các nước thành viên:

– Phải thiết lập hoặc duy trì một hoặc các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện hiệu quả các luật và quy định về cạnh tranh.

– Việc ra quyết định của một hoặc các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc thực thi luật và quy định cạnh tranh phải đảm bảo tính độc lập.

– Các luật và quy định về cạnh tranh được áp dụng và thực thi theo cách thức không phân biệt đối xử trên cơ sở quốc tịch; không phụ thuộc quyền sở hữu của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại, trừ trường hợp dựa trên cơ sở của chính sách công hoặc lợi ích công cộng.

– Các luật và quy định về cạnh tranh cũng như bất kỳ hướng dẫn nào được ban hành liên quan đến việc quản lý các luật và quy định đó phải công bố rộng rãi, ngoại trừ các quy trình vận hành nội bộ.

Yêu cầu đối với việc xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh:

– Công bố công khai cơ sở cho bất kỳ quyết định hoặc lệnh cuối cùng nào để áp dụng biện pháp xử phạt hoặc biện pháp khắc phục theo luật và quy định cạnh tranh của nước thành viên đó

– Trước khi thi hành một lệnh xử phạt hoặc biện pháp chống lại một cá nhân hoặc tổ chức vi phạm luật hoặc quy định cạnh tranh, người vi phạm phải được cung cấp lý do bằng văn bản (nếu có thể), và họ phải có cơ hội hợp lý để được trình bày chứng cứ bảo vệ. Những cá nhân hoặc tổ chức này có quyền tiếp cập thủ tục rà soátđộc lập (independent review) hoặc kháng cáo (appeal) đối với các quyết định áp dụng biện pháp đó.

Tính đến tháng 8/2021, chín thành viên ASEAN đã ban hành luật về cạnh tranh, gồm có Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam([15]). Riêng Campuchia, hiện tại chưa có Luật Cạnh tranh. Dự thảo Luật Cạnh tranh đã được trình và thông qua tại Hội nghị liên Bộ trưởng (Inter-Ministerial Meeting) vào đầu tháng 2/2021, cho đến quý III năm 2021 Dự thảo này chưa được thông qua tại Phiên họp toàn thể của Hội đồng Bộ trưởng do Thủ tướng Campuchia chủ trì([16]). Các nước đối tác của Asean trong Hiệp định RCEP là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand cũng đều đã ban hành luật điều chỉnh lĩnh vực cạnh tranh trong nước([17]).

Luật Cạnh tranh năm 2018 của Việt Nam đã phù hợp quy định của Hiệp định RCEP về các khía cạnh sau đây:

– Theo Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018, Luật này là hành lang pháp lý để điều tra và xử lý toàn diện mọi hành vi cạnh tranh dù xảy ra tại đâu, nhưng có tác động hoặc có khả năng gây tác động tiêu cực đối với thị trường Việt Nam. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh của Việt Nam hợp tác với cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước khác trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh, tạo điều kiện thực thi các cam kết về cạnh tranh trong các hiệp định thương mại quốc tế([18]).

– Về hành vi hạn chế cạnh tranh được định nghĩa rõ ràng tại Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018: hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền (khoản 2).

– Điều 2 Luật Cạnh tranh năm 2018 đã mở rộng đối tượng áp dụng gồm mọi đối tượng là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường, quy định này đáp ứng yêu của RCEP về áp dụng và thực thi theo cách thức không phân biệt đối xử.

– Cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh được giao cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Điều 46 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công thương.

– Minh bạch các quyết định của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia theo khoản 1 Điều 104 Luật Cạnh tranh năm 2018, gồm: quyết định được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; quyết định về việc tập trung kinh tế; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các quyết định này được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong thời gian 90 ngày liên tục kể từ ngày quyết định này có hiệu lực pháp luật (Điều 106 Luật Cạnh tranh năm 2018).

– Tố tụng cạnh tranh được quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 35/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 3 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh (Nghị định số 35/2020/NĐ-CP). Trong đó, quyền biết thông tin về việc bị khiếu nại, giải trình về các nội dung bị khiếu nại của bên bị khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 67. Quyền tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh, đưa ra thông tin, tài liệu, đồ vật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,… của bên bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định tiến hành điều tra được quy định tại khoản 3 Điều 67. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phản đối khiếu nại, yêu cầu của người khác đối với mình có quyền chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh (khoản 3 Điều 17 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP).

            2.2. Về hợp tác giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước thành viên

Hợp tác giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước thành viên nhằm thúc đẩy việc thực thi pháp luật cạnh tranh hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động hợp tác vẫn phải phù hợp với luật pháp quốc gia, quy định và lợi ích quan trọng và trong phạm vi các nguồn lực sẵn có của mỗi thành viên.

Hiệp định RCEP quy định chung về bốn nội dung hợp tác chủ động và/hoặc theo yêu cầu giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước thành viên (Điều 13.4), bao gồm: (i) chủ động thông báo nhanh chóng cho về hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh có ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích quan trọng của bên kia; (ii) theo yêu cầu của một bên, thảo luận về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thực thi thực thi pháp luật cạnh tranh có ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích quan trọng của bên yêu cầu; (iii) theo yêu cầu của một Bên, trao đổi thông tin giữa hoặc trong số các bên để nâng cao hiểu biết hoặc để tạo điều kiện thực thi pháp luật cạnh tranh hiệu quả; và (iv) theo yêu cầu của một bên theo yêu cầu, phối hợp giữa hoặc giữa các bên liên quan nhằm thực thi các hành động liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tương tự.

Về nội dung hợp tác về vấn đề cụ thể giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước thành viên, bao gồm:

– Hợp tác trong vấn đề chia sẻ thông tin bí mật (Điều 13.5): RCEP không yêu cầu một bên chia sẻ thông tin trái luật, quy định và lợi ích quan trọng của thành viên đó. Việc chia sẻ thông tin mật giữa bất kỳ bên nào và việc sử dụng thông tin đó sẽ dựa trên các điều khoản và điều kiện do các bên liên quan đồng ý. Đặc biệt, chỉ được sử dụng thông tin bí mật làm bằng chứng trong tố tụng hình sự do toà án tiến hành trong trường hợp thông tin được cung cấp cho mục đích này.

– Hợp tác về kỹ thuật (Điều 13.6): các hoạt động hợp tác kỹ thuật nhằm xây dựng năng lực cần thiết để tăng cường phát triển chính sách cạnh tranh và thực thi pháp luật cạnh tranh của các bên. Cụ thể, các hoạt động hợp tác kỹ thuật này có thể là: chia sẻ kinh nghiệm liên quan và thông tin ngoài thông tin mật về xây dựng và thực hiện chính sách và luật cạnh tranh; trao đổi nhà tư vấn và chuyên gia về luật và chính sách cạnh tranh; …

– Hợp tác trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng: Hiệp định RCEP cũng thừa nhận tầm quan trọng của luật bảo vệ người tiêu dùng (consumer protection law) tại Điều 13.7. Các bên có thể hợp tác về các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến bảo vệ người tiêu dung, theo cách tương thích với luật và quy định tương ứng của các bên và trong phạm vi nguồn lực sẵn có của mỗi nước.

Trong điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới, Luật Cạnh tranh năm 2018 của Việt Namcũng đã xây dựng các nguyên tắc thực hiện hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh tại Điều 108 và Điều 109. Dựa trên nguyên tắc cơ bản đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan quản lý cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

  1. Khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về cạnh tranh nhằm thực thi quy định của Hiệp định RCEP

3.1. Khả năng thực thi quy định về cạnh tranh theo Hiệp định RCEP của Việt Nam là có triển vọng cao, do được đảm bảo bởi ba yếu tố sau đây:

Hiệp định RCEP không phải là hiệp định đầu tiên Việt Nam có nghĩa vụ về thực thi quy định cạnh tranh

Trước khi ký kết Hiệp định RCEP, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định có quy định về cạnh tranh ở mức độ khác nhau. Các hiệp định quy định mang tính nguyên tắc về cạnh tranh như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008. Đây là hiệp định đầu tiên Việt Nam ký kết có quy định về cạnh tranh. Tiếp đó là Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu. Các hiệp định quy định chi tiết về vấn đề cạnh tranh như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)([19]). Việc thực thi các hiệp định này là cơ sở để tiếp tục thực thi quy định về cạnh tranh trong Hiệp định RCEP.

Việt Nam đã có Luật Cạnh tranh từ năm 2004, và Luật Cạnh tranh năm 2018 tương đối phù hợp với quy định trong Hiệp định RCEP

So với các nước ASEAN, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia ban hành Luật Cạnh tranh sớm. Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 03/12/2004, tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2005. Do đó, nghĩa vụ thông qua và duy trì pháp luật về cạnh tranh không phải là thách thức cấp bách với Việt Nam. Hiện nay, vấn đề cạnh tranh được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh năm 2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019. Và như đã phân tích ở trên, các quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 tương đối phù hợp với quy định trong Hiệp định RCEP.

Có sẵn nguồn nhân lực thực thi quy định về cạnh tranh theo Hiệp định RCEP

Việt Nam đã có sẵn nguồn nhân lực về lĩnh vực cạnh tranh từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực. Theo Luật này, Cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh được thiết lập bao gồm hai cơ quan độc lập, đó là: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

Thực tế, Cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (VCCA) được thành lập từ Cục Quản lý cạnh tranh[20] theo Quyết định số 3808/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 02 tháng 10 năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan quản lý cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004([21]). Hội đồng Cạnh tranh (VCC)([22]) là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp, có vị trí tương đối độc lập trong mối quan hệ với Bộ Công thương. Trong Cẩm nang về Chính sách và Luật Cạnh tranh trong ASEAN cho Doanh nghiệp 2017([23]), đầu mối hợp tác về cạnh tranh của Việt Nam gồm có Bộ Công thương, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA), và Hội đồng Cạnh tranh (VCC), với các thông tin: địa chỉ, số điện thoại, email và website chính thức.

            Theo Luật Cạnh tranh năm 2018, Cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Mặc dù, đến tháng 8/2021, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia chưa được thành lập. Tuy nhiên, về cơ bản, nguồn nhân lực để Uỷ ban này đi vào hoạt động đã có sẵn từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA), và Hội đồng Cạnh tranh (VCC).

3.2. Bên cạnh những yếu tố mang lại triển vọng cho Việt Nam, thì những thách thức trong thực thi cam kết về cạnh tranh theo Hiệp định RCEP đối với Việt Nam chủ yếu xuất phát từ sự chưa tương thích và cần hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong một số vấn đề sau đây:

Cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2018 chưa được thành lập

Theo Luật Cạnh tranh năm 2018, Cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có nhiệm vụ và quyền hạn tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh. Tuy nhiên, đến hết tháng 8/2021, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa được thành lập([24]). Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc giađã hết hạn lấy ý kiến đóng góp, nhưng Nghị định vẫn chưa được ban hành([25]). Và như vậy, thực tế, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia chưa được thành lập dẫn đến việc chưa thực thi được Luật Cạnh tranh năm 2018 và cam kết trong Hiệp định RCEP.

– Chưa thực thi được cam kết về minh bạch các quyết định của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Việc điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh có tính chất đa quốc gia, xuyên biên giới, do vậy, theo Điều 13.3 Hiệp định RCEP, thành viên phải công bố công khai cơ sở cho bất kỳ quyết định hoặc lệnh cuối cùng nào để áp dụng xử phạt hoặc biện pháp khắc phục theo luật và quy định cạnh tranh của mình và bất kỳ kháng cáo nào sau đó. Điều 106 Luật Cạnh tranh năm 2018 cũng quy định, các quyết định của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia được công bố bằng cách đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong thời gian 90 ngày liên tục kể từ ngày quyết định này có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, đến hết tháng 8/2021, trang thông tin điện tử này cũng chưa tồn tại, dẫn đến việc công bố các quyết định trên theo Luật Cạnh tranh năm 2018 là không thực hiện được.

– Về phạm vi các vấn đề hợp tác của các cơ quan quản lý về cạnh tranh giữa các nước thành viên

Theo cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định RCEP, các cơ quan quản lý về cạnh tranh hợp tác với nhau về Hiệp định RCEP quy định chung về bốn nội dung hợp tác chủ động và/hoặc theo yêu cầu giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước thành viên (Điều 13.4), hợp tác trong vấn đề chia sẻ thông tin bí mật (Điều 13.5) và hợp tác trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng (Điều 13.7). Tuy nhiên trong Luật Cạnh tranh năm 2018chỉ có quy định về hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh tại Điều 108 và Điều 109. Phạm vi hợp tác quốc tế bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, nhưng chỉ trong quá trình tố tụng cạnh tranh. Như vậy, Việt Nam cần có thêm quy định trong nước về cơ chế hợp tác với các cơ quan quản lý về cạnh tranh giữa các nước thành viên khác. Trong đó, xác định rõ nội dung nào Việt Nam phải chủ động hợp tác theo quy định của Hiệp định RCEP.

            – Hợp tác trong vấn đề chia sẻ thông tin bí mật

Theo Điều 13.5 Hiệp định RCEP, hợp tác trong chia sẻ thông tin bí mật trong lĩnh vực cạnh tranh sẽ tuỳ thuộc vào luật, quy định và lợi ích quan trọng của mỗi thành viên. Hiệp định không có quy định cụ thể về cơ chế hợp tác cũng như thông tin nào là thông tin mật.

Theo Luật Cạnh tranh năm 2018, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 40). Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 54). Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định không công bố nội dung liên quan tới bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này (Điều 105). Trong đó, không có quy định về vấn đề hợp tác chia sẻ thông tin bí mật. Có thể hiểu, Việt Nam lựa chọn không chia sẻ thông tin bí mật trong lĩnh vực cạnh tranh. Ngược lại, cũng có thể cho rằng, Việt Nam còn thiếu cơ chế hợp tác trong vấn đề chia sẻ thông tin này.

            Như vậy, Hiệp định RCEP cũng đặt ra yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật nhằm thực thi quy định về hai nội dung chính là áp dụng các biện pháp thích hợp để kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh (anti-competitive activities), hợp tác giữa các cơ quan quản lý về cạnh tranh giữa các nước thành viên. Tại Việt Nam, khả năng thực thi quy định về cạnh tranh theo Hiệp định RCEP của Việt Nam là có triển vọng cao, do được đảm bảo bởi ba yếu tố đã trình bày ở trên. Nhưng pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn còn những vấn đề chưa cụ thể, chưa có quy định, đặc biệt là việc chưa thành lập Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia trên thực tế là những vấn đề  cần khắc phục nhằm thực thi hiệu quả Hiệp định RCEP./.

________________

Tài liệu tham khảo

  1. The ASEAN Secretariat, Competition, Consumer Protection and Intellectual Property Rights Division (CCPID), Update: A Recent Development of Cambodia’s Draft Law on Competition, đường dẫn: https://asean-competition.org/read-news-update-a-recent-development-of-the-cambodias-draft-law-on-competition, truy cập ngày 01/9/2021.

  2. The Asean Secretariat, Annex I – Relevant Websites and Contact Points, Handbook on Competition Policy and Law in ASEAN for Business 2017, p.88, đường dẫn: https://asean.org/storage/2016/12/Handbook-on-Competition-Policy-and-Law-in-ASEAN-for-Business-2017_Full.pdf, truy cập ngày 01/9/2021.

  3. Laprévote, François-Charles, Sven Frisch, and Burcu Can, Competition Policy within the Context of Free Trade Agreements, E15Initiative, Geneva: International Centre for Trade and Sustainable Development (ICTSD) and World Economic Forum, 2015, p.4, đường dẫn: http://e15initiative.org/publications/competition-policy-within-the-context-of-free-trade-agreements/, ngày truy cập 01/9/2021.

  4. Oliver Solano and Andreas Sennekamp, Competition provisions in Regional Trade Agreement, OECD Trade Policy Working Paper No. 31, COM/DAF/TD (2005)3/FINAL, p. 6, đường dẫn: https://www.oecd-ilibrary.org/docserver/344843480185.pdf?expires=1624809775&id=id&accname=guest&checksum=7D45E2965DF6036B842B32A32D75DECF, ngày truy cập 01/9/2021.

  5. Simon Evenett, Chapter 2: What can we really learn from the competition provisions of RTAs? UNCTAD(2005), Competition Provisions in Regional Trade Agreements: How to Assure Development Gains, Philippe Brusick, Ana María Alvarez, Lucian Cernat (Editors), p. 22, 23, đường dẫn: https://unctad.org/system/files/official-document/ditcclp20051_en.pdf, ngày truy cập 01/9/2021.

[1] WTO, RTA Tracker, đường dẫn: http://rtais.wto.org/UI/PublicMaintainRTAHome.aspx, ngày truy cập 01/9/2021

[2] WTO, Regional trade agreements and the WTO, đường dẫn: https://www.wto.org/english/tratop_e/region_e/scope_rta_e.htm, ngày truy cập 01/9/2021.

[3] Oliver Solano and Andreas Sennekamp, Competition provisions in Regional Trade Agreement, OECD Trade Policy Working Paper No. 31, COM/DAF/TD (2005)3/FINAL, p. 6, đường dẫn: https://www.oecd-ilibrary.org/docserver/344843480185.pdf?expires=1624809775&id=id&accname=guest&checksum=7D45E2965DF6036B842B32A32D75DECF, ngày truy cập 01/9/2021.

[4] WTO, Regional trade agreements and the WTO, đường dẫn: https://www.wto.org/english/tratop_e/region_e/scope_rta_e.htm, ngày truy cập 01/9/2021.

[5] Laprévote, François-Charles, Sven Frisch, and Burcu Can, Competition Policy within the Context of Free Trade Agreements, E15Initiative, Geneva: International Centre for Trade and Sustainable Development (ICTSD) and World Economic Forum, 2015, p.1, đường dẫn: http://e15initiative.org/publications/competition-policy-within-the-context-of-free-trade-agreements/, ngày truy cập 01/9/2021.

[6] Laprévote, François-Charles, Sven Frisch, and Burcu Can, Competition Policy within the Context of Free Trade Agreements. E15Initiative. Geneva: International Centre for Trade and Sustainable Development (ICTSD) and World Economic Forum, 2015, p.4, đường dẫn: http://e15initiative.org/publications/competition-policy-within-the-context-of-free-trade-agreements/, ngày truy cập 01/9/2021.

[7] Simon Evenett, Chapter 2: What can we really learn from the competition provisions of RTAs? UNCTAD (2005), Competition Provisions in Regional Trade Agreements: How to Assure Development Gains, Philippe Brusick, Ana María Alvarez, Lucian Cernat (Editors), p. 22, 23, đường dẫn: https://unctad.org/system/files/official-document/ditcclp20051_en.pdf, ngày truy cập 01/9/2021

[8] Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), FTA – đã ký kết, đường dẫn: https://trungtamwto.vn/fta/174-da-ky-ket/1, ngày truy cập 01/9/2021

[9] Hiệp định được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.

[10] Hiệp định được ký kết ngày 27/2/2009, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

[11] Xem nội dung chương 16 – Chính sách cạnh tranh Hiệp định CPTPP tại Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Văn kiện Hiệp định CPTPP và các Tóm tắt, đường dẫn: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/10835-van-kien-hiep-dinh-cptpp, ngày truy cập 01/9/2021

[12] Xem Chương 10 – chính sách cạnh tranh EVFTA tại Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Văn kiện Hiệp định EVFTA, EVIPA và các Tóm tắt từng chương, đường dẫn: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/8445-van-kien-hiep-dinh-evfta-evipa-va-cac-tom-tat-tung-chuong, ngày truy cập 01/9/2021

[13] Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), đường dẫn: https://trungtamwto.vn/fta/433-viet-nam–vuong-quoc-anh/1, ngày truy cập 01/9/2021

[14] Phạm Bình, Thuỳ Dương, Rcep và những tác động đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đường dẫn: http://m.tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/rcep-va-nhung-tac-dong-den-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-16579.html, ngày truy cập 01/9/2021

[15] Xem: The Asean Secretariat, Handbook on Competition Policy and Law in ASEAN for Business 2017, https://asean.org/storage/2016/12/Handbook-on-Competition-Policy-and-Law-in-ASEAN-for-Business-2017_Full.pdf, truy cập ngày 01/9/2021

[16] The ASEAN Secretariat, Competition, Consumer Protection and Intellectual Property Rights Division (CCPID), Update: A Recent Development of Cambodia’s Draft Law on Competition, https://asean-competition.org/read-news-update-a-recent-development-of-the-cambodias-draft-law-on-competition, truy cập ngày 01/9/2021

[17] Tác giả tự thống kê.

[18] Trang thông tin phổ biến, tuyên truyền pháp luật, Một số điểm mới của Luật Cạnh tranh năm 2018, https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/-/asset_publisher/sxBNLsQSLyY8/content/mot-so-iem-moi-cua-luat-canh-tranh-nam-2018, ngày truy cập 01/9/2021

[19] UKVFTA dẫn chiếu đến quy định về cạnh tranh trong EVFTA với sửa đổi Câu cuối cùng của Khoản 1 Điều 10.4 (Nguyên tắc) EVFTA về trợ cấp.

[20] Trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương không còn Cục Quản lý cạnh tranh nữa. Xem: Bộ Công thương, Sơ đồ tổ chức Bộ Công thương, đường dẫn: https://moit.gov.vn/gioi-thieu/co-cau-to-chuc, truy cập ngày 01/9/2021.

[21] Website chính thức là: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA) – Bộ Công thương, đường dẫn: http://www.vcca.gov.vn/, truy cập ngày 01/9/2021.

[22] Hội đồng cạnh tranh (VCC), đường dẫn: http://www.hoidongcanhtranh.gov.vn/, truy cập ngày 01/9/2021

[23] The Asean Secretariat, Annex I – Relevant Websites and Contact Points, Handbook on Competition Policy and Law in ASEAN for Business 2017, p.88, đường dẫn: https://asean.org/storage/2016/12/Handbook-on-Competition-Policy-and-Law-in-ASEAN-for-Business-2017_Full.pdf, truy cập ngày 01/9/2021

[24] Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (07/05/2020), Thường trực Chính phủ họp về mô hình tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, đường dẫn: http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Thuong-truc-Chinh-phu-hop-ve-mo-hinh-to-chuc-cua-Uy-ban-Canh-tranh-Quoc-gia/394929.vgp, ngày truy cập 4/7/2021

[25] Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (26/03/2019), Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, đường dẫn: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/DuThaoVanBan?_piref135_27935_135_27927_27927.mode=displayreply&_piref135_27935_135_27927_27927.id=2845, ngày truy cập 20/9/2021

Cụ thể: Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Cổng thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Hiện tại, Dự thảo đã hết hạn lấy ý kiến đóng góp!

 

Tác giả: Tào Thị Huệ

Bài viết được đăng trên Tạp chí Giáo dục và Xã hội số 128 tháng 11/2021, trang 90-97

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub