Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với âm thanh trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp

Các điều ước quốc tế điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu có nhiều thành viên tham gia của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) như Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hệ thống Madrid chưa đưa ra khái niệm nhãn hiệu. Còn trong khuôn khổ WTO, Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) quy định về khái niệm nhãn hiệu tại Điều 15, mặc dù không nêu ra nhưng cũng không loại trừ việc sử dụng dấu hiệu âm thanh làm nhãn hiệu.

0 1.175

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với âm thanh

trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp

ThS. Tào Thị Huệ

Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế

  1. Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ đối với âm thanh trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp

Rất nhiều người ngạc nhiên khi nghe âm thanh là nhãn hiệu của doanh nghiệp được bảo hộ. Nhưng hiện nay, tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, EU, … và một số quốc gia Châu Á như: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, âm thanh là một loại nhãn hiệu được bảo hộ.[1]

Cùng với nhãn hiệu truyền thống sử dụng các dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh, … Nhãn hiệu âm thanh có thể phát huy tối đa tính độc đáo, sáng tạo, mới lạ nhằm tạo nên sự khác biệt cho hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.[2]

* Sự phát triển của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu âm thanh

Một báo cáo năm 1960 của các nước Benelux đã mơ hồ nhưng ngắn gọn nói về thực tế của thời đại: cơ quan lập pháp chưa có ý định đưa âm thanh vào định nghĩa của một nhãn hiệu vì những khó khăn về công nghệ hiện có trong việc đăng ký và công bố các nhãn hiệu đó. Song, định nghĩa này rộng và linh hoạt, để khi phát triển công nghệ, âm thanh có thể được coi là nhãn hiệu. Đến năm 1978, đã có 10 đơn yêu cầu bảo hộ dấu hiệu âm thanh trên thế giới, tất cả đều ở Hoa Kỳ, nhưng chưa được công nhận. Tuy nhiên, đến những năm 1990, sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật số, cùng với việc áp dụng một số hệ thống nhãn hiệu mới, đã mang lại sự bùng nổ các yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu âm thanh. Vào giữa thập kỷ 90, hai hệ thống pháp lý bảo hộ nhãn hiệu âm thanh bắt đầu phát triển: các hệ thống đại diện mô tả (descriptive representation systems) và các hệ thống đại diện đồ họa (graphic representation systems). Trong các hệ thống này, chỉ có hai loại âm thanh đã được công nhận, nếu có: âm thanh độc đáo, khác biệt hoặc đặc biệt và những âm thanh phổ biến có được sự khác biệt.[3]

Đến nay, vẫn không có sự đồng thuận chung trên thế giới về việc liệu âm thanh có thể được bảo vệ như một nhãn hiệu hay không? Các điều ước quốc tế điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu có nhiều thành viên tham gia của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) như Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hệ thống Madrid chưa đưa ra khái niệm nhãn hiệu. Còn trong khuôn khổ WTO, Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) quy định về khái niệm nhãn hiệu tại Điều 15, mặc dù không nêu ra nhưng cũng không loại trừ việc sử dụng dấu hiệu âm thanh làm nhãn hiệu.[4] Còn các quốc gia có quy định việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh hay không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của mình. Và không phải quốc gia nào cũng bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.

Trên thực tế, Ủy ban thường trực về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý của WIPO (SCT) đã chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu âm thanh: “Văn phòng có thể yêu cầu mô tả nhãn hiệu âm thanh được thể hiện thông qua hình thức như các nốt nhạc trên Stave, mô tả về âm thanh cấu thành nhãn hiệu, hoặc một ghi âm analog hay kỹ thuật số của âm thanh đó,hoặc sự kết hợp bất kỳ của các hình thức trên. Trường hợp nộp đơn điện tử, một tệp tin điện tử có thể được đính kèm với đơn. Tuy nhiên, tại một số quốc gia có thể quy định, chỉ có nốt nhạc trên Stave mới được coi là mô tả đầy đủ nhãn hiệu âm thanh.” OHIM đã quyết định năm 2005 (số EX-05-3) rằng các người nộp đơn có thể đính kèm một tập tin âm thanh vào các mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu điện tử hoặc trực tuyến. Các tập tin đính kèm phải ở định dạng MP3, tối đa không quá một (01) megabyte và không được phép lặp (loops) hoặc đa phương tiện (streaming). Mục đích của nó là để làm rõ hơn và minh họa cho các đơn đăng ký. INLEX IP Expertise là người đầu tiên đăng ký thành công nhãn hiệu âm thanh bằng phương pháp này. Deutsche Telekom cũng đã đăng ký tiếng “leng keng” (“jingle”) như một nhãn hiệu âm thanh theo Nghị định thư Madrid.[5]

* Điều kiện được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu âm thanh

Để được bảo hộ nhãn hiệu âm thanh thì người nộp đơn phải đáp ứng những điều kiện sau đây:[6]

Thứ nhất, dấu hiệu âm thanh dùng làm nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Đây là điều kiện tối quan trọng khi bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu là công cụ để nhận diện và chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ. Muốn thực hiện được sứ mệnh này, trước tiên bản thân dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Việc dựa vào một dấu hiệu có khả năng phân biệt để nhận diện, phân biệt và lựa chọn hàng hóa là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, muốn có khả năng phân biệt thì các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phi truyền thống cần phải nổi bật, ấn tượng, dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không mang tính miêu tả hay tính công năng.

      Thứ hai, dấu hiệu âm thanh dùng làm nhãn hiệu phải tồn tại dưới hình thức mà con người có khả năng cảm nhận được. Đó là có thể nghe thấy đối với nhãn hiệu âm thanh. Như vậy, nếu nhãn hiệu truyền thống là những dấu hiệu có thể cảm nhận bằng thị giác thì nhãn hiệu âm thanh những dấu hiệu có thể cảm nhận bằng thính giác.

Thứ ba, do dấu hiệu âm thanh là những dấu hiệu phi vật thể cho nên một số nước còn quy định các dấu hiệu này được bảo hộ khi chúng có khả năng thể hiện dưới hình thức đồ họa.

  1. Bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu âm thanh của doanh nghiệp theo pháp luật của một số quốc gia

2.1. Hoa Kỳ

* Định nghĩa nhãn hiệu

Nhãn hiệu tại Hoa Kỳ được bảo hộ bằng Luật Lanham (Lanham Act). Và khác với Việt Nam, Luật Lanham định nghĩa riêng biệt hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Theo đoạn 1127 Luật Lanham, nhãn hiệu hàng hoá được định nghĩa như sau:

“Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà:

  1. Được sử dụng bởi một người, hoặc
  2. Được một người có ý định sử dụng nó trong thương mại và đăng ký theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hoá của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hoá được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá, thậm chí cả khi không xác định được nguồn gốc đó.”

Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa có 2 đặc điểm: thứ nhất, chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá; và thứ hai, có khả năng phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác.

Ban đầu, các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu không chỉ bao gồm các dấu hiệu nhận biết bằng thị giác như: từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, khẩu hiệu… nhưng hiện nay, các dấu hiệu nhận biết qua các giác quan khác như, mầu sắc, âm thanh, mùi thơm… cũng được bảo hộ là nhãn hiệu.[7] Bởi, Mục 1052 Luật Lanham quy định: “Không có nhãn hiệu nào mà hàng hoá của người nộp đơn có khả năng phân biệt hàng hoá của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào hệ thống đăng bạ gốc, trừ…”. Theo đó, bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt không rơi vào các trường hợp bị từ chối đều có thể được đăng ký là nhãn hiệu. Như vậy, tại Hoa Kỳ, nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ. Các nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ hiện nay tại Hoa Kỳ được công bố công khai trên website của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu hàng hoá Hoa Kỳ (USPTO): Trademark “Sound Mark” Examples, https://www.uspto.gov/trademark/soundmarks/trademark-sound-mark-examples.

* Về nguyên tắc và thủ tục đăng ký bảo hộ

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Hoa Kỳ không phải là bắt buộc, bởi Hoa Kỳ không áp dụng nguyên tắc “first to file” (ai đăng ký trước, có quyền trước) mà áp dụng nguyên tắc “first to use” (ai sử dụng trước, có quyền trước). Hay nói cách khác, quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu có thể được xác lập trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu hợp pháp trong thương mại tại Hoa Kỳ hoặc nộp đơn đăng ký theo hai hình thức: (1) Nộp đơn trực tiếp tại USPTO; (2) Nộp đơn theo cơ chế quy định tại Nghị định thư Madrid của WIPO.

Việc đăng ký có thể nộp đơn online thông qua Hệ thống nộp đơn điện tử e-TEAS (Trademark Electronic Appli- cation System) của USPTO tại: Apply online, https://www.uspto.gov/trademarks-application-process/filing-online.

* Xét nghiệm đơn đăng ký bảo hộ

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chỉ được xem xét nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

– Nhãn hiệu đã sử dụng tại Hoa Kỳ (use in commerce);

– Nhãn hiệu có ý định sử dụng tại Hoa Kỳ (intend to use);

– Nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký tại một nước khác là thành viên của Công ước Paris hoặc của Hiệp ước về nhãn hiệu hàng hóa mà Hoa Kỳ công nhận.

Điều kiện này thực chất muốn dùng để ngăn chặn những tình trạng đăng ký bao vây hay đăng ký hình thức. Do đó, người nộp đơn bắt buộc phải nộp một Bản viện dẫn sử dụng (Allegement ofuse) hay Tuyên bố sử dụng (Statement of Use) để chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu, kèm theo mẫu bao bì, hoặc nhãn sản phẩm, hoặc ảnh chụp sản phẩm, quảng cáo dịch vụ thuộc mỗi nhóm sản phẩm, dịch vụ để chứng minh nhãn hiệu đã được thực sự sử dụng trong thương mại.

Và riêng đối với việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh, người nộp đơn phải gửi tệp tin âm thanh dưới dạng điện tử (định dạng .wav, .wmv, .wma, .mp3, .mpg, hoặc .avi) không được vượt quá 5 MB. Đồng thời, người nộp đơn phải cung cấp mô tả chi tiết về âm thanh, bao gồm lời hay giai điệu.[8]

Thông thường, USPTO sẽ tiến hành xét nghiệm đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn trong vòng ba đến bốn tháng, kể từ ngày nộp đơn. Người nộp đơn phải trả lời Thông báo kết quả xét nghiệm đơn trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ra Thông báo này.

Khi đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, đơn yêu cầu bảo hộ sẽ được đăng trên Công báo Nhãn hiệu hàng hóa (Trademark Official Gazette). Bất kỳ bên thứ ba nào có thể phản đối đơn yêu cầu bảo hộ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đơn được đăng. Nếu không có ai phản đối đơn yêu cầu bảo hộ, USPTO sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn.

2.2. Nhật Bản[9]

         Luật nhãn hiệu (Trademark Act) hiện hành của Nhật Bản được ban hành năm 1959, được sửa đổi nhiều lần qua các năm 1991, 1996, 2005, 2006, 2014 và 2015. Luật sửa đổi gần đây nhất là Luật số 55, ngày 10/7/2015, có hiệu lực ngày 01/4/2016.[10]

         * Định nghĩa “nhãn hiệu”     

Nhãn hiệu được định nghĩa tại Điều 2 Luật nhãn hiệu Nhật Bản, theo đó, các dấu hiệu có thể được sử dụng làm nhãn hiệu là các ký tự, chữ số, hình ảnh, …. Tuy nhiên, Luật nhãn hiệu sửa đổi năm 2014 đã đưa thêm màu sắc, âm thanh, chuyển động, vị trí, hình ảnh ba chiều là những dấu hiệu có thể được đăng ký nhãn hiệu.[11]

         * Hàng hóa, dịch vụ được đăng ký nhãn hiệu        

Quyền đối với nhãn hiệu là một quyền gắn với hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể có sử dụng nhãn hiệu này.

Do đó, khi nộp đơn, người nộp đơn cần ghi rõ nhãn hiệu muốn đăng ký và hàng hoá hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó được sử dụng và phải được mô tả trong đơn đăng ký nhãn hiệu.

* Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Để có được bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, doanh nghiệp phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với Văn phòng Sáng chế Nhật Bản (JPO) để đăng ký hoặc nộp đơn theo cơ chế quy định tại Nghị định thư Madrid của WIPO.

Việc đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo nguyên tắc “first to file”, nghĩa là ai đăng ký trước thì có quyền trước, bất kể việc nhãn hiệu này đã được sử dụng trước đó bởi người khác hay không.

* Xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu sẽ không được đăng ký nếu rơi vào các trường hợp sau:

(1) Nhãn hiệu yêu cầu đăng ký không có tính phân biệt với nhãn hiệu đã được sử dụng cho hàng hóa/dịch vụ của người khác.

(2) Nhãn hiệu yêu cầu đăng ký trái với lợi ích công cộng.

(3) Nhãn hiệu yêu cầu đăng ký tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác.

* Giá trị pháp lý của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh, Văn phòng Sáng chế Nhật Bản (JPO) sẽ ra quyết định cấp “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” (Certificate of trademark registration), và người nộp đơn nộp lệ phí duy trì hàng năm. Đến lúc này, người  nộp đơn đã đăng ký nhãn hiệu thành công, hay nói cách khác, họ đã có quyền đối với nhãn hiệu. Quyền đối với nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Nhật Bản.

  1. Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và một số lưu ý đối với doanh nghiệp

* Pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009[12] (Luật Sở hữu trí tuệ) là một đạo luật chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam về sở hữu trí tuệ, trên cơ sở pháp điển hoá các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được ban hành từ trước.

Luật Sở hữu trí tuệ quy định khái niệm nhãn hiệu là: “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (khoản 16 Điều 4). Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu vì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Theo đó, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện:

(1) Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”.[13] Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị… không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

(2) Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của nhãn hiệu và do đó, giống với các điều ước quốc tế, cũng như luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới.

* Một số lưu ý đối với doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam

(1) Thứ nhất, nhãn hiệu âm thanh không được bảo hộ tại Việt Nam

Như đã trình bày ở trên, pháp luật Việt Nam hiện hành về sở hữu trí tuệ không thừa nhận và không bảo hộ nhãn hiệu âm thanh. Do đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.

Vậy, có giải pháp nào để bảo vệ quyền đối với âm thanh mà các doanh nghiệp sử dụng “như nhãn hiệu” của mình tại Việt Nam?

(2) Thứ  hai, giải pháp bảo vệ “nhãn hiệu âm thanh” của doanh nghiệp

Giải pháp đầu tiên có thể nghĩ đến là đăng ký quyền tác giả cho “âm thanh” mà doanh nghiệp muốn sử dụng làm nhãn hiệu, để có cơ sở bảo vệ nhãn hiệu, không cho người khác vi phạm. Tuy nhiên, âm thanh được sử dụng làm nhãn hiệu thường rất ngắn, bởi âm thanh được sáng tạo ra để làm sao cho người tiêu dùng ấn tượng, dễ nhớ, dễ phân biệt, nên không thuộc đối tượng có thể được bảo hộ quyền tác giả như quy định tại điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.

Giải pháp thứ hai là khiếu nại cạnh tranh không lành mạnh tại Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương: Nếu như có doanh nghiệp khác tại Việt Nam sử dụng âm thanh mà doanh nghiệp đang sử dụng “như nhãn hiệu” của mình, thì doanh nghiệp này có thể khiếu nại cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật cạnh tranh của Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp này có thể khiếu nại các hành vi như: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (khoản 1, khoản 6 Điều 39 Luật Cạnh tranh năm 2004).

Như vậy, mặc dù hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bảo hộ nhãn hiệu âm thanh của doanh nghiệp, song tại Việt Nam, loại nhãn hiệu này chưa được bảo hộ. Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh chưa có cơ sở pháp lý để yêu cầu. Nếu có sử dụng, bản thân mỗi doanh nghiệp phải có giải pháp để tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, trong xu hướng Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh, đầu tư ngày càng nhiều và số lượng đơn đề nghị bảo hộ nhãn hiệu âm thanh có thể ngày càng tăng, trong tương lai, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ nên đưa thêm dấu hiệu có khả năng phân biệt phi truyền thống như âm thanh được đăng ký nhãn hiệu./.

 

[1] Có thể kể đến những nhãn hiệu âm thanh nổi tiếng được bảo hộ tại Hoa Kỳ hiện nay như tiếng gầm của sư tử mở đầu cho phim của hãng MGM, tiếng sấm rền của hãng môtô Harley – Davidson, giọng người đang hát từ âm trầm ngân lên âm cao từ “YAHOO” của Yahoo! Inc, tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA.

[2] Ngoài nhãn hiệu âm thanh, doanh nghiệp còn sử dụng nhãn hiệu phi truyền thống khác như nhãn hiệu màu sắc, nhãn hiệu mùi, nhãn hiệu vị trí, nhãn hiệu chuyển động,…

[3] Kevin K. McCormick,Ding” you are now free to register that sound, The Trademark reporter, Official Journal of the International Trademark Association, Vol. 96, No. 5, September-October, 2006, xem tại:  International Trademark Association (INTA), https://www.inta.org/TMR/Documents/Volume%2096/vol96_no5_a7.pdf (truy cập ngày 12/8/2017)

[4] Điều 15 Hiệp định TRIPS: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu.”

[5] WIPO, Smell, Sound and Taste – Getting a Sense of Non-Traditional Marks, (February 2009), xem tại: http://www.wipo.int/wipo_magazine/en/2009/01/article_0003.html (truy cập ngày 12/8/2017)

[6] Lê Lương Thịnh, Bàn luận về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống cơ sở, điều kiện và cách thức đăng ký bảo hộ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 4/2014, được đăng lại trên website của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương, tại:

http://haiduongdost.gov.vn/d/gioi-thieu/article/ban-lun-v-bo-h-nhan-hiu-phi-truyn-thng-c-s-iu-kin-va-cach-thc-ng-ky-bo-h/8122 (truy cập ngày 12/8/2014)

[7] Roxana Sullivan, Dennemeyer & Associates, LLC, Non-traditional trademarks through the lens of the USPTO, xem tại: IAM, http://www.iam-media.com/Intelligence/IAM-Yearbook/2016/Country-by-country/Non-traditional-trademarks-through-the-lens-of-the-USPTO160 (truy cập ngày 12/8/2017)

[8] International Trademark Association (INTA), Filing a Trademark Application in the United States, http://www.inta.org/trademarkbasics/factsheets/pages/filinginusfactsheet.aspx (truy cập ngày 12/8/2017)

[9] Japan patent office, Outline of the Trademark System, xem tại:

https://www.jpo.go.jp/seido_e/s_shouhyou_e/outline_trademark.htm (truy cập ngày 12/8/2017)

[10] WIPO, Japan – Trademark Act (Act No. 127 of April 13, 1959, as amended up to Act No. 55 of July 10, 2015), http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=16059 (truy cập ngày 12/8/2017)

[11] Japan Patent Office, First Results of Examinations of Non-Traditional Trademarks, xem tại: Ministry of Economy, Trade and Industry, http://www.meti.go.jp/english/press/2015/1027_01.html (truy cập ngày 12/8/2017)

[12] Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

[13] TRIPs quy định là “bất kỳ dấu hiệu nào”.

Bài viết được đăng tại Hội thảo khoa học cấp Khoa: “Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam” do Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức sáng ngày 24/8/2017.

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub