Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

MỐI QUAN HỆ GIỮA INCOTERMS VÀ CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG)

Tác giả được truyền cảm hứng từ môn học Tập quán thương mại quốc tế. Bài viết này được sáng tác riêng cho trang web https://law-itd.com/ và những người yêu thích nghiên cứu luật thương mại quốc tế.

0 5.145

MỐI QUAN HỆ GIỮA INCOTERMS VÀ CÔNG ƯỚC CỦA

LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG)

ThS. Tào Thị Huệ

Giảng viên Khoa Pháp luật thương mại quốc tế

 Trường Đại học Luật Hà Nội

 

Tóm tắt: INCOTERMS là nguồn luật tập quán thương mại quốc tế. CISG là nguồn luật điều ước quốc tế. Nhưng hai nguồn luật này không loại trừ nhau mà có thể cùng điều chỉnh một  hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cụ thể. Bài viết này sẽ phân tích những vấn đề pháp lý đáng lưu ý về mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG khi thương nhân ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Từ khóa: INCOTERMS, CISG, giao hàng, chuyển rủi ro

RELATIONSHIP BETWEEN INCOTERMS AND UNITED NATIONS CONVENTION ON CONTRACTS FOR THE INTERNATIONAL SALE OF GOODS (CISG)

Abstract: INCOTERMS is an International Mercantile Usages. CISG is a Convention. Both of them are complementary with each other, and set rules applicable to the international sales contract. This article will analyze the important legal issues regarding the relationship between INCOTERMS and CISG in the formation and performance of the contract.

Keywords: INCOTERMS, CISG, delivery of the goods, passing of risk

 

  1. Khái quát chung về INCOTERMS và CISG

1.1. Khái quát chung về INCOTERMS

INCOTERMS là viết tắt của thuật ngữ “International Commercial Terms”, tạm dịch là “các điều kiện thương mại quốc tế”. INCOTERMS là văn bản tập hợp các quy tắc giải thích một cách thống nhất các tập quán thương mại quốc tế, do Phòng thương mại quốc tế (ICC)[1] soạn thảo lần đầu tiên năm 1936 với mục tiêu đưa ra bộ quy tắc và hướng dẫn chung cho các thương nhân trên khắp thế giới. INCOTERMS tiếp tục được sửa đổi và ban hành các phiên bản năm 1953, 1968, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020.[2] Các phiên bản này có giá trị pháp lý như nhau và không phủ nhận hiệu lực của nhau.

Mỗi bản INCOTERMS bao gồm nhiều điều kiện khác nhau, mỗi điều kiện thường được viết tắt bằng ba chữ cái, như FOB (giao hàng lên tàu), hay CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí), … Về nội dung, mỗi điều kiện INCOTERMS không điều chỉnh mọi vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà chỉ quy định:[3]

– Bên nào có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải, thanh toán chi phí vận tải;

– Bên nào có nghĩa vụ làm thủ tục và thanh toán chi phí bảo hiểm;

– Bên nào có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu;

– Thời điểm rủi ro liên quan tới hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua, địa điểm, thời điểm giao hàng và việc phân bổ các chi phí liên quan trong quá trình giao hàng.

1.2. Khái quát chung về CISG

CISG là chữ viết tắt theo tiếng Anh của Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods). CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL). Đến tháng 3/2020, CISG có 93 thành viên,[4] với số lượng thành viên lớn, từ lâu CISG được xem là công ước thành công nhất góp phần thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế, tăng cường các quan hệ thương mại xuyên biên giới. Công ước này đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017.[5]

Mặc dù thành viên của CISG là các quốc gia, nhưng nội dung của CISG điều chỉnh trực tiếp các vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các thương nhân thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này.[6] Theo khoản 1 Điều 1 CISG sẽ trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các thương nhân trong 2 trường hợp sau:

Một là, khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên Công ước (Điều 1.1.a CISG);

Hai là, khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của nước thành viên CISG (Điều 1.1.b CISG). Lưu ý là chỉ có thể áp dụng quy định này tại các quốc gia thành viên CISG chưa đưa ra tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b theo Điều 95 CISG.

CISG được áp dụng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sau đây:

– Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng (Điều 14 – Điều 24): các vấn đề pháp lý về chào hàng, chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng được ký kết.

– Vấn đề thực hiện hợp đồng (Điều 25 – Điều 88): gồm quyền và nghĩa vụ của bên bán (giao hàng, và chuyển giao chứng từ) và bên mua (nhận hàng và thanh toán tiền hàng), các biện pháp mà Công ước cho phép bên bán và bên mua áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng, vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa, vấn đề miễn trách, hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường hợp có tranh chấp.

Như vậy, INCOTERMS và CISG cùng điều chỉnh vấn đề giao hàng và thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua. Nhưng INCOTERMS chỉ điều chỉnh điều chỉnh bốn vấn đề cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Các thương nhân không thể sử dụng duy nhất INCOTERMS là luật điều chỉnh cho hợp đồng.  Ngược lại, CISG lại chứa đựng các quy phạm để điều chỉnh nhiều khía cạnh quan trọng của một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Do đó, INCOTERMS được coi là luật riêng, và CISG là luật chung trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hai nguồn luật này sẽ được áp dụng kết hợp với nhau theo nguyên tắc “luật riêng” (lex specialis) được ưu tiên áp dụng so với luật chung.[7]

  1. Cơ sở pháp lý cho phép áp dụng kết hợp INCOTERMS và CISG

Điều 9 CISG thừa nhận tập quán sẽ có giá trị pháp lý đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG.[8] Tập quán sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong hai trường hợp:

Một là, tập quán mà các bên đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng (khoản 1 Điều 9 CISG);

Hai là, các bên trong hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết, với điều kiện những tập quán này có tính phổ biến trong thương mại quốc tế và các bên đã áp dụng một cách thường xuyên (khoản 2 Điều 9 CISG).

Mặc dù, CISG không đưa ra định nghĩa thuật ngữ “tập quán” (usage) theo Điều 9. Nhưng, thực tế INCOTERMS đã được coi là một tập quán thương mại quốc tế phổ biến, được các thương nhân áp dụng thường xuyên với lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo nghĩa quy định tại khoản 2 Điều 9 CISG.[9]

Thêm vào đó, Điều 6 CISG quy định, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có quyền tự do sửa đổi hoặc thay đổi hiệu lực của bất kỳ điều khoản Công ước (ngoại trừ Điều 12).[10]Theo đó, bằng các thỏa thuận trong hợp đồng, các bên có thể loại trừ một điều khoản của CISG và thay thế nó bằng quy định riêng của họ. Khi các bên thỏa thuận áp dụng INCOTERMS trong hợp đồng (thường là điều kiện FOB, hoặc CIF) là trường hợp phổ biến nhất về sửa đổi các điều khoản của CISG. Khi đó, các vấn đề pháp lý về xác định nơi giao hàng hoặc thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua sẽ được xác định theo tập quán mà các bên đã chọn, chứ không áp dụng các quy định tương ứng của CISG (Điều 9 CISG).[11]

  1. Những vấn đề pháp lý cụ thể khi áp dụng kết hợp INCOTERMS và CISG

3.1.Các trường hợp INCOTERMS được áp dụng đối với hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG

         INCOTERMS được áp dụng đối với hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG trong hai trường hợp sau đây: (i) INCOTERMS được dẫn chiếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (khoản 1 Điều 9); (ii) các bên trong hợp đồng ngụ ý (Implied) áp dụng INCOTERMS (khoản 2 Điều 9).

Trường hợp 1, INCOTERMS được dẫn chiếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

INCOTERMS ® 2010 khuyến khích, và hướng các bên đưa điều khoản dẫn chiếu tới điều kiện cụ thể trong hợp đồng của các bên. Nếu các bên muốn sử dụng điều kiện FOB, có thể dẫn chiếu trong hợp đồng bằng điều khoản “FOB (tên cảng giao hàng) INCOTERMS ® 2010”; hoặc sử dụng điều kiện CIF thì dẫn chiếu điều khoản “CIF (cảng đến quy định) INCOTERMS ® 2010”. Với điều khoản dẫn chiếu, các bên không cần ghi lại toàn bộ nội dung của điều kiện INCOTERMS ® 2010 trong hợp đồng, nội dung của điều kiện được lựa chọn trở thành một bộ phận, một tài liệu kèm theo của hợp đồng.

Khi các bên dẫn chiếu đến INCOTERMS bằng một điều khoản trong hợp đồng, thì không cần viện dẫn tới Điều 9 CISG để xem xét việc có áp dụng INCOTERMS hay không. Bởi, với thỏa thuận này, các bên đã thực hiện quyền của mình quy định của CISG để lựa chọn tập quán áp dụng cho hợp đồng của họ.[12]

Đây là trường hợp được thừa nhận rộng rãi trong thực tiễn xét xử của nhiều cơ quan giải quyết tranh chấp. Có thể kể đến vụ St. Paul Guardian Insurance Company et al. v. Neuromed Medical Systems & Support et al.,[13] trong tranh chấp này, mặc dù hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG, nhưng do hai bên đã thỏa thuận lựa chọn điều kiện CIF của INCOTERMS nên tòa án đã áp dụng tập quán này để xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua. Tương tự, vụ Cedar Petrochemicals inc. v. Dongbu Hannong Chemical Ltd.,[14] trong hợp đồng hai bên lựa chọn điều kiện FOB của INCOTERMS, nên tòa án cũng áp dụng điều kiện này để xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua.

Trường hợp 2, các bên trong hợp đồng ngụ ý (Implied) áp dụng INCOTERMS

INCOTERMS có thể được viện dẫn xác định được các bên trong hợp đồng ngụ ý áp dụng tập quán theo khoản 2 Điều 9 CISG. Thực tế giải quyết tranh chấp cho thấy, cơ quan giải quyết tranh chấp: (i) trước hết sẽ xem xét INCOTERMS có phải là loại tập quán nằm trong phạm vi của khoản 2 Điều 9 CISG hay không; (ii) sau đó là kiểm tra khả năng đây là thỏa thuận ngụ ý của các bên.

Điều quan trọng là trong vấn đề pháp lý thứ hai các bên trong hợp đồng không cần phải cùng xác nhận về việc họ ngụ ý thỏa thuận áp dụng INCOTERMS, bởi nếu có xác nhận này, INCOTERMS được áp dụng theo khoản 1 Điều 9. Khoản 2 Điều 9 CISG không yêu cầu thỏa thuận ngụ ý phải được thể hiện dưới hình thức nhất định nào. Do đó, nếu kết quả của vấn đề pháp lý đầu tiên cho thấy INCOTERMS là tập quán nằm trong phạm vi của khoản 2 Điều 9, thì nghĩa vụ chứng minh các bên không ngụ ý thỏa thuận sẽ thuộc về bên từ chối áp dụng INCOTERMS.[15]

3.2. Nghĩa vụ giao hàng theo INCOTERMS và CISG

         Theo Điều 31 CISG, bên bán có nghĩa vụ giao hàng như sau:

– Bên bán phải giao hàng tại địa điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Nếu các bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải đầu tiên.

– Nếu trong những trường hợp không dự liệu bởi điểm nói trên, mà đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì bên bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của bên mua tại nơi đó.

– Trong các trường hợp khác, bên bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của bên mua tại nơi bên bán có trụ sở thương mại tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Khoản 2 Điều 32 CISG quy định, nếu bên bán có nghĩa vụ phải thu xếp việc chuyên chở hàng hoá, thì họ phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích, bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở.

Những quy định trên của CISG về thời điểm giao hàng và nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa khá linh hoạt. Cách quy định dự liệu nếu không rơi vào trường hợp này, thì sẽ là trường hợp tiếp theo. Điều này khiến cho các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa khó dự đoán được việc áp dụng pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng, và cần có thêm thỏa thuận cụ thể để tránh những tranh chấp về sau.

Ngược lại, nếu các bên trong hợp đồng sử dụng các điều kiện của INCOTERMS thì thời điểm giao hàng và nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải luôn được xác định ngay từ khi ký kết. Nếu các bên chọn điều kiện FOB của INCOTERMS ® 2010, nghĩa vụ thuê tàu vận chuyển hàng hóa thuộc về bên mua, bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được giao lên tàu (on board) do bên mua chỉ định tại cảng xếp hàng. Nếu các bên chọn điều kiện CIF của INCOTERMS ® 2010, nghĩa vụ thuê tàu vận chuyển hàng hóa thuộc về bên bán, nhưng bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được giao lên tàu (on board) tại cảng xếp hàng.

Khi INCOTERMS và CISG cùng điều chỉnh một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thời điểm giao hàng, nghĩa vụ ký hợp đồng thuê, trả chi phí thuê phương tiện vận tải hàng hóa sẽ tuân theo quy định của điều kiện INCOTERMS được lựa chọn.

3.3. Chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua theo INCOTERMS và CISG

         Vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua được quy định từ Điều 66 đến Điều 70 CISG. Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa sẽ tùy thuộc vào việc có hay không có thỏa thuận giao hàng (Điều 67):

Trường hợp 1: Nếu hợp đồng mua bán không quy định hàng hóa phải được giao tại địa điểm nhất định, thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua kể từ khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên để chuyển hàng cho bên mua theo quy định của hợp đồng.

Trường hợp 2: Nếu hợp đồng quy định hàng hóa phải được giao tại địa điểm nhất định, thì thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua khi hàng được giao cho người vận tải tại địa điểm nhất định đó.

Trường hợp 3: Bên mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển (Điều 68).

– Ngoài ba trường hợp trên, rủi ro sẽ chuyển cho bên mua: (i) từ thời điểm bên mua nhận hàng hoặc từ thời điểm hàng hóa đặt dưới sự định đoạt của bên mua tại cơ sở của bên bán và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng (khoản 1 Điều 69); (ii) nếu bên mua phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có trụ sở của bên bán, rủi ro được chuyển giao khi đã đến thời hạn giao hàng và bên mua biết rằng hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó (khoản 2 Điều 69).

Theo đó, quy định của CISG về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa cũng linh hoạt, dự liệu tình huống có thể xảy ra.

INCOTERMS quy định việc chuyển rủi ro gắn với thời điểm bên bán giao hàng. Do đó, nếu bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, thì rủi ro sẽ chuyển từ bên bán sang bên mua.[16] Nếu các bên chọn điều kiện FOB của INCOTERMS ® 2010, thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng – hàng hóa được giao lên tàu (on board) do bên mua chỉ định tại cảng xếp hàng. Nếu các bên chọn điều kiện CIF của INCOTERMS ® 2010, mặc dù bên bán phải trả chi phí thuê tàu vận chuyển hàng hóa đến cảng dỡ hàng của bên mua, nhưng thời điểm chuyển rủi ro cũng vẫn là thời điểm bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng – hàng hóa được giao lên tàu (on board) tại cảng xếp hàng. Thời điểm chuyển rủi ro trường hợp thứ hai của khoản 1 Điều 67 CISG giống với quy định tại điều kiện FOB, CIF của INCOTERMS ® 2010.

Điểm đáng lưu ý về sự khác biệt giữa CISG với INCOTERMS ® 2010 là thời điểm chuyển rủi ro theo khoản 1 Điều 69 CISG giống với điều kiện EXW (giao tại xưởng) của INCOTERMS ® 2010, cả hai đều không đề cập đến vấn đề vận chuyển hàng hóa bởi người chuyên chở. Rủi ro sẽ được chuyển từ thời điểm bên mua nhận hàng hoặc từ thời điểm hàng hóa đặt dưới sự định đoạt của bên mua tại cơ sở của bên bán và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Tương tự, điều kiện EXW rủi ro được chuyển từ thời điểm hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của bên mua tại cơ sở của bên bán. Tuy nhiên, điểm khác quan trọng là, với điều kiện EXW, bên bán có nghĩa vụ thông báo cho bên mua rằng hàng hóa được giao tại xưởng của mình, còn khoản 1 Điều 69 CISG, nếu bên mua không biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình thì cũng không làm ảnh hưởng đến việc rủi ro đã chuyển sang cho bên mua.[17] Nếu trường hợp thực tế của các bên thuộc khoản 1 Điều 69, nhưng trong hợp đồng lại có thỏa thuận áp dụng điều kiện EXW của INCOTERMS ® 2010, thì có thể tránh được thiệt hại cho bên mua, vì đã được thông báo về quyền định đoạt đối với hàng hóa của bên mua tại cơ sở của bên bán.

  1. Kết luận

  INCOTERMS hay CISG không thể điều chỉnh mọi vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. CISG điều chỉnh các vấn đề về trình tự giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, CISG được UNCITRAL soạn thảo với mục tiêu tạo ra các quy phạm thực chất thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó, nhiều quy định của CISG có linh hoạt, mềm dẻo, như vấn đề giao hàng, và chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua. Ngược lại, INCOTERMS lại gắn kết thời điểm chuyển rủi ro với việc giao hàng. Do đó, nếu người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, rủi ro sẽ chuyển từ người bán sang người mua. Mà thời điểm giao hàng lại được INCOTERMS quy định rất chính xác, rõ ràng, tránh được tranh chấp liên quan đến hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình giao hàng. Căn cứ Điều 6 và Điều 9 CISG, INCOTERMS sẽ được áp dụng kết hợp, bổ sung cho CISG, tạo ra một hệ thống quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sao cho tối đa hóa được lợi ích và phù hợp với điều kiện của các thương nhân./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bernard Audit, The Vienna Sales Convention and the Lex Mercatoria, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/audit.html
  2. ICC, Incoterms® 2020
  1. Ingeborg Schwenzer, Christiana Fountoulakis, Mariel Dimsey, International Sales Law: A Guide to the CISG, 3rd edition, Hart Publishing, 2019.

4. Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2017 (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III).

  1. Michiel Buydaert, The Passing of Risk in the International Sale of Goods A comparison between the CISG and the INCOTERMS,

https://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/buydaert.html#ch4

  1. Pace Law School Institute of International Commercial Law, Vietnam, https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/countries/cntries-Vietnam.html
  2. UNCITRAL, Status: United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Vienna, 1980) (CISG),

https://uncitral.un.org/en/texts/salegoods/conventions/sale_of_goods/cisg/status

  1. UNCITRAL, UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods, 2016 edition,

https://www.uncitral.org/pdf/english/clout/CISG_Digest_2016.pdf

9. William P. Johnson, Analysis of INCOTERMS as Usage under Article 9 of the CISG, University of Pennsylvania Journal of International Law [Vol. 35:2 2013].

  1. United States 26 March 2002 Federal District Court [New York] (St. Paul Guardian Insurance Company et al. v. Neuromed Medical Systems & Support et al.), http://cisgw3.law.pace.edu/cases/020326u1.html
  2. United States 28 September 2011 Federal District Court [New York] (Cedar Petrochemicals inc. v. Dongbu Hannong Chemical Ltd.), http://cisgw3.law.pace.edu/cases/110928u1.html

 

 

[1] ICC thành lập vào năm 1919, với mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.

[2] Bản INCOTERMS mới nhất ICC phát hành là INCOTERMS 2020, xem: ICC, Incoterms® 2020, https://iccwbo.org/resources-for-business/incoterms-rules/incoterms-2020/ (truy cập ngày 25/4/2020)

[3] William P. Johnson, Analysis of INCOTERMS as Usage under Article 9 of the CISG, University of Pennsylvania Journal of International Law [Vol. 35:2 2013], p.391,

link: https://scholarship.law.upenn.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1862&context=jil (truy cập ngày 25/4/2020)

[4] UNCITRAL, Status: United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Vienna, 1980) (CISG), https://uncitral.un.org/en/texts/salegoods/conventions/sale_of_goods/cisg/status  (truy cập ngày 25/4/2020)

[5] Pace Law School Institute of International Commercial Law, Vietnam, https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/countries/cntries-Vietnam.html (truy cập ngày 25/4/2020)

[6] Điều 100 CISG.

[7] Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2017 (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III), p. 962

[8] UNCITRAL, UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods, 2016 edition, https://www.uncitral.org/pdf/english/clout/CISG_Digest_2016.pdf (truy cập ngày 25/4/2020), p. 63.

[9]  Ingeborg Schwenzer, Christiana Fountoulakis, Mariel Dimsey, International Sales Law: A Guide to the CISG, 3rd edition, Hart Publishing, 2019, p. 86; Michiel Buydaert, The Passing of Risk in the  International Sale of Goods A comparison between the CISG and the INCOTERMS,https://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/buydaert.html#ch4 (truy cập ngày 25/4/2020).

 

[10] Điều 12 CISG chỉ liên quan đến yêu cầu về hình thức hợp đồng. “Ðiều 12: Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều 29 hoặc phần thứ hai của Công ước này cho phép hợp đồng mua bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào hàng và chấp nhận đơn chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập và không phải dưới hình thức viết mà dưới bất cứ hình thức nào sẽ không được áp dụng khi dù chỉ một trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là thành viên của Công ước mà nước đó đã tuyên bố bảo lưu theo điều 96 của Công ước này. Các bên không được quyền làm trái với điều này hoặc sửa đổi hiệu lực của nó”.

[11] Bernard Audit, The Vienna Sales Convention and the Lex Mercatoria,           http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/audit.html  (truy cập ngày 25/4/2020)

[12] William P. Johnson, TLĐD 3, p.422.

[13] United States 26 March 2002 Federal District Court [New York] (St. Paul Guardian Insurance Company et al. v. Neuromed Medical Systems & Support et al.), http://cisgw3.law.pace.edu/cases/020326u1.html, (truy cập ngày 25/4/2020).

[14] United States 28 September 2011 Federal District Court [New York] (Cedar Petrochemicals inc. v. Dongbu Hannong Chemical Ltd.),         http://cisgw3.law.pace.edu/cases/110928u1.html, (truy cập ngày 25/4/2020).

[15] William P. Johnson, TLĐD 3, p.425.

[16] Michiel Buydaert, The Passing of Risk in the  International Sale of Goods A comparison between the CISG and the INCOTERMS, https://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/buydaert.html#ch4 (truy cập ngày 25/4/2020).

[17] Michiel Buydaert, TLĐD 16.

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub