Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM

Chứng cứ trong tố tụng trọng tài là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong pháp luật trọng tài của các quốc gia. Trên cơ sở đánh giá chứng cứ, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp. Bài viết nghiên cứu quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban về luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) năm 1985, sửa đổi năm 2006, Luật trọng tài của Vương quốc Anh và Cộng hoà Áo, so sánh với Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất nhằm sửa đổi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 về vấn đề này.

0 647

CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA

VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM

Tào Thị Huệ

Khoa Pháp luật thương mại quốc tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Chứng cứ trong tố tụng trọng tài là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong pháp luật trọng tài của các quốc gia. Trên cơ sở đánh giá chứng cứ, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp. Bài viết nghiên cứu quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban về luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) năm 1985, sửa đổi năm 2006, Luật trọng tài của Vương quốc Anh và Cộng hoà Áo, so sánh với Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất nhằm sửa đổi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 về vấn đề này.

Từ khoá: chứng cứ, chuyên gia, tố tụng trọng tài, nhân chứng

  1. Khái quát về chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế

Chứng cứ trong tố tụng trọng tài là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong pháp luật trọng tài của các quốc gia. Bởi vì, trên cơ sở đánh giá chứng cứ, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp. Thông thường, các loại chứng cứ trong tố tụng trọng tài là chứng cứ trong tài liệu, lời khai của nhân chứng, chứng cứ trong ý kiến, báo cáo của chuyên gia, trong kết quả giám định[1]. Trong đó: (i) chứng cứ trong tài liệu, gồm cả các chứng cứ do các bên tranh chấp đưa ra cùng với đơn kiện của nguyên đơn hoặc bản tự bảo vệ của bị đơn; (ii) Lời khai của nhân chứng, nhân chứng sẽ được ghi lại và gửi đến bằng văn bản, mô tả những hiểu biết của họ về vấn đề tranh chấp. Với lời khai của nhân chứng, trong các phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra những câu hỏi kiểm tra chéo để đánh giá mức độ tin cậy của lời khai của nhân chứng; (iii) Chứng cứ trong ý kiến, báo cáo của chuyên gia, thường liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật, pháp lý, tài chính hoặc các vấn đề khác của chuyên gia. Không chỉ Hội đồng trọng tài, các bên tranh chấp cũng có quyền chỉ định chuyên gia; (iv) Chứng cứ trong kết quả giám định: đây là hoạt động giám định đối tượng tranh chấp dưới hình thức giám định công trình, máy móc hoặc các tài liệu liên quan. Các bên tranh chấp và Hội đồng trọng tài phải có mặt trong quá trình giám định. Hội đồng trọng tài viên phải tổ chức quy trình giám định, đưa ra các tuyên bố, giải thích và lưu trữ tài liệu dưới dạng hình ảnh và bản ghi.

Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban về luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) năm 1985, sửa đổi năm 2006 (sau đây gọi tắt là “Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế”) là một nền tảng vững chắc nhằm hướng tới mục tiêu hài hoà hoá và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế[2]. Quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài cũng là một nội dung trọng tâm của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế[3].

Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế quy định ba nội dung chính về vấn đề chứng cứ trong tố tụng trọng tài, gồm có:

Thứ nhất, nếu các bên không có thoả thuận khác, các quyền hạn được trao cho Hội đồng trọng tài bao gồm quyền đánh giá tính xác đáng, mức độ quan trọng của mọi chứng cứ được đưa ra và quyết định có chấp nhận chứng cứ đó hay không (khoản 2 Điều 19).

            – Thứ hai, về chuyên gia được Hội đồng trọng tài chỉ định (Điều 26):

            Nếu các bên không có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể: (i) chỉ định một hoặc một số chuyên gia lập báo cáo cho Hội đồng trọng tài về những vấn đề cụ thể do Hội đồng trọng tài xác định; (ii) yêu cầu một bên cung cấp cho chuyên gia mọi thông tin thích hợp, xuất trình hoặc cho chuyên gia tiếp cận mọi giấy tờ, tài liệu, hàng hoá hoặc tài sản liên quan khác để chuyên gia xem xét.

            Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, theo yêu cầu của một bên hoặc nếu Hội đồng trọng tài thấy cần thiết, thì sau khi giải trình báo cáo bằng lời hoặc nộp báo cáo bằng văn bản, chuyên gia được tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Tại phiên họp này, các bên có quyền đặt câu hỏi cho chuyên gia và có quyền mời các chuyên gia đến với tư cách người làm chứng để trình bày về những vấn đề có tranh chấp.

            – Thứ ba, Toà án hỗ trợ Hội đồng trọng tài trong việc thu thập chứng cứ: Hội đồng trọng tài hoặc một bên với sự đồng ý của Hội đồng trọng tài, có thể yêu cầu Toà án có thẩm quyền của nước liên quan hỗ trợ thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 27.

            Các quyền hạn về đánh giá tính xác đáng, mức độ quan trọng của mọi chứng cứ được đưa ra và quyết định có chấp nhận chứng cứ đó hay không được các bên trao cho Hội đồng trọng tài thể hiện quyền tự do của các bên trong việc xác định quy tắc tố tụng. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì nó cho phép Hội đồng trọng tài điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của vụ kiện, mà không bị cản trở bởi những hạn chế bắt buộc có thể nảy sinh từ các quy định truyền thống của pháp luật quốc gia liên quan đến chứng cứ[4].

  1. Chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo pháp luật Vương quốc Anh

Tại Vương quốc Anh, luật áp dụng đối với trọng tài là Luật Trọng tài năm 1996[5]. Luật này có hiệu lực với trọng tài có địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Anh, xứ Wales hoặc Bắc Ireland (Mục 2). Vấn đề chứng cứ trong tố tụng trọng tài được quy định tại các Mục 34, 37, 43 và 44 Luật Trọng tài năm 1996.

            Hội đồng trọng tài sẽ có thẩm quyền quyết định một số hoặc các vấn đề về chứng cứ căn cứ vào thoả thuận cho phép của các bên (khoản 1 Mục 34). Tại khoản 2 Mục 34 đưa ra danh sách các vấn đề về chứng cứ bao gồm:

            –  Về phạm vi các loại tài liệu sẽ được các bên cung cấp, cung cấp ở giai đoạn nào (điểm d);

            – Hình thức cung cấp chứng cứ là bằng lời nói hoặc bằng văn bản, phạm vi cung cấp chứng cứ (điểm h);

            – Hội đồng trọng tài có nên chủ động xác minh sự thật và luật pháp hay không và ở mức độ nào (điểm (g);

            – Quyết định việc liệu có áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt về chứng cứ (hoặc bất kỳ quy tắc nào khác) đối với khả năng chấp nhận các chứng cứ, đánh giá mức độ liên quan hoặc tầm quan trọng của bất kỳ chứng cứ nào (điểm f).

            Theo đó, Luật Trọng tài năm 1996 quy định theo hướng, các bên có thoả thuận cho phép về vấn đề nào, thì Hội đồng trọng tài có quyền quyết định về vấn đề đó. Chứ không phải là nếu các bên không có thoả thuận khác, thì Hội đồng trọng tài có quyền quyết định mọi vấn đề về chứng cứ.

            Riêng vấn đề chỉ định chuyên gia, cố vấn pháp lý, người giám định, Mục 37 Luật Trọng tài năm 1996 cho phép Hội đồng trọng tài có thẩm quyền chỉ định, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

            Một bên có thể nộp đơn lên đề nghị Toà án yêu cầu sự có mặt của nhân chứng ở Vương quốc Anh tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp, để đưa ra lời khai hoặc cung cấp tài liệu hoặc chứng cứ khác (khoản 1 Mục 43 Luật Trọng tài năm 1996). Tòa án cũng có thể hỗ trợ thu thập chứng cứ từ các nhân chứng (điểm a khoản 2 Mục 44 Luật Trọng tài năm 1996). Việc hỗ trợ này chỉ được tiến hành trong phạm vi Hội đồng trọng tài đã được các bên trao quyền nhưng Hội đồng trọng tài không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện một cách hiệu quả (khoản 5 Mục 44 Luật Trọng tài năm 1996). Phán quyết của Toà thương mại Toà án Hoàng gia (Queen’s Bench Division (Commercial Court)) trong vụ Tajik Aluminium Plant v Abdukadir Ganievich Ermatov [2006] 1 WLR 767 đã góp phần làm rõ vấn đề thu thập chứng cứ trong tố tụng trọng tài trong pháp luật Vương quốc Anh. Cụ thể, Tajik Aluminium Plant (gọi tắt là TadAZ)[6]tống đạt lệnh triệu tập các nhân chứng tham dự phiên họp của Hội đồng trọng tài, để cung cấp chứng cứ và các tài liệu. Lệnh triệu tập bao gồm một danh sách các loại tài liệu cần cung cấp do Hội đồng trọng tài soạn thảo. Danh sách có khoảng 2000 gói tài liệu phải xuất trình ngày đầu tiên của quá trình tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, các nhân chứng không đồng ý và đã nộp đơn lên toà án có thẩm quyền xin hủy bỏ lệnh triệu tập nhân chứng của Hội đồng trọng tài. Toà án đã đã hủy bỏ lệnh triệu tập nhân chứng[7]. TadAZ đã kháng cáo quyết định này. Toà án cấp phúc thẩm là Toà thương mại Toà án Hoàng gia đã đồng ý với quan điểm của toà án cấp sơ thẩm với lý do: các tài liệu được mô tả trong danh sách các loại tài liệu cần cung cấp kèm theo lệnh triệu tập phù hợp với việc yêu cầu cung cấp chứng cứ. Nhưng danh sách này không cho phép nhân chứng có khả năng xác định được một cách chắc chắn về nội dung của các tài liệu mà anh ta được yêu cầu cung cấp là gì[8]. Từ kết luận của toà án trong vụ tranh chấp có thể thấy, đối với việc yêu cầu nhân chứng cung cấp chứng cứ để giải quyết tranh chấp tại trọng tài cần phải xác định rõ ràng các tài liệu, để nhân chứng không nghi ngờ gì về những gì họ cần phải cung cấp.

  1. Chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo pháp luật Cộng hoà Áo

            Quy định về trọng tài nói chung và chứng cứ trong tố tụng trọng tài tại Cộng hoà Áo nằm trong Chương 4 (Fourth Chapter), từ Mục 577 đến Mục 618 (Section 577 – 618) của Bộ luật tố tụng dân sự Áo (Austrian Code of civil procedure). Chương này cũng được gọi là Luật trọng tài Áo năm 2013 (Austrian Arbitration Act 2013)[9]. Luật nàyđược xây dựng phù hợp với Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế[10].

            Luật trọng tài Áo năm 2013 không có quy định về định nghĩa hay các loại chứng cứ trong tố tụng trọng tài. Song, từ các quy định có thể thấy, chứng cứ trong tố tụng trọng tài được Hội đồng trọng tài thu thập từ nhân chứng (Witnesses), tài liệu (documents) chứa đựng chứng cứ, ý kiến của chuyên gia (expert) do Hội đồng trọng tài chỉ định.

            Nội dung cơ bản của vấn đề chứng cứ trong tố tụng trọng tài được quy định tại Mục 599 Luật trọng tài Áo năm 2013, gồm:

            – Hội đồng trọng tài được ủy quyền để quyết định về việc chấp nhận chứng cứ, tiến hành việc thu thập chứng cứ đó và tự do đánh giá chứng cứ.

            – Các bên sẽ được thông báo trước đầy đủ về mọi phiên điều trần và mọi cuộc họp của Hội đồng trọng tài nhằm mục đích thu thập chứng cứ.

            – Tất cả các văn bản đệ trình, tài liệu và thông tin khác do một bên đệ trình lên Hội đồng trọng tài sẽ được thông báo cho bên kia. Các ý kiến chuyên gia và các ý kiến khác mà Hội đồng trọng tài có thể dựa vào để đưa ra quyết định của mình sẽ được thông báo cho cả hai bên.

Theo đó, Luật trọng tài Áo năm 2013 trao cho Hội đồng trọng tài quyền quyết định về viêc chấp nhận chứng cứ, thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài phải tuân thủ nguyên tắc đối xử công bằng với các bên về vấn đề chứng cứ. Các bên có quyền được thông báo, tiếp nhận thông tin về chứng cứ do bên kia đệ trình, hoặc được thông báo về cuộc họp do Hội đồng trọng tài tiến hành thu thập chứng cứ, được thông báo về các ý kiến chuyên gia, ý kiến khác mà Hội đồng trọng tài có thể dựa vào để đưa ra quyết định. Quy định này của Luật trọng tài Áo năm 2013 tương tự với quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 2, 3 Điều 24 Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế.

            Thủ tục lấy ý kiến chuyên gia được quy định khá chi tiết trong Mục 601 Luật trọng tài Áo năm 2013. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể chỉ định một hoặc nhiều chuyên gia để báo cáo về các vấn đề cụ thể sẽ được Hội đồng trọng tài xác định. Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu các bên cung cấp cho chuyên gia bất kỳ thông tin liên quan nào, hoặc cung cấp quyền tiếp cập vào bất kỳ tài liệu hoặc đối tượng liên quan nào để họ xem xét (khoản 1 Mục 601). Nếu các bên không có thỏa thuận khác, khi một bên yêu cầu hoặc khi hội đồng trọng tài xét thấy cần thiết, chuyên gia sau khi gửi báo cáo của mình sẽ tham dự phiên điều họp giải quyết tranh chấp. Tại phiên họp này, các bên có thể đặt câu hỏi cho chuyên gia và có thể mời thêm các nhân chứng chuyên gia của mình để trình bày về các vấn đề tranh chấp (khoản 2 Mục 601). Quy định này cũng tương tự với nội dung của Điều 26 Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế. Ngoài ra, việc chỉ định chuyên gia của Hội đồng trọng tài cũng có thể bị các bên khiếu nại nếu có nghi ngờ về tính công bằng, độc lập của chuyên gia hoặc mâu thuẫn với thoả thuận của các bên, … (khoản 3 Mục 601).

  1. Chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo pháp luật Việt Nam

            Quy định về trọng tài tại Việt Nam chủ yếu nằm trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (LTTTM 2010), Nghị định 63/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại và Nghị định 124/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 09năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại. Tuy nhiên, chứng cứ trong tố tụng trọng tài chỉ được quy định tại LTTTM 2010, bao gồm những vấn đề pháp lý sau đây:

            Thứ nhất, nguyên đơn phải đưa ra chứng cứ khởi kiện cùng với đơn khởi kiện (nếu có) và bị đơn phải đưa ra chứng cứ tự bảo vệ (nếu có) theo quy định tại Điều 30 và Điều 35 LTTTM 2010.

            – Thứ hai, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ tại Điều 46 LTTTM 2010.

            – Thứ ba, chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo là căn cứ để Toà án tuyên huỷ phán quyết trọng tài theo Điều 68 LTTTM 2010.

            Trong đó, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ tại Điều 46 được LTTTM 2010 quy định chi tiết với nhiều nội dung hơn các vấn đề còn lại. Hội đồng trọng tài có thể thu thập chứng cứ từ: (i) nghĩa vụ cung cấp của các bên nguyên đơn, bị đơn; (ii) Hội đồng trọng tài yêu cầu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của một hoặc các bên; (iii) trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ tranh chấp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp theo quyết định của Hội đồng trọng tài hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên; (iv) tham vấn ý kiến của các chuyên gia theo quyết định của Hội đồng trọng tài hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên. Ngoài ra, trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Toà án có thẩm quyền hỗ trợ thu thập chứng cứ. Nếu các bên không có thỏa thuận lựa chọn, thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi có chứng cứ cần được thu thập (khoản 2 Điều 7 LTTTM 2010).

  1. Một số khuyến nghị với Việt Nam

            So sánh quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài có thể thấy pháp luật Việt Nam cũng có sự tương đồng với pháp luật Vương quốc Anh, pháp luật Cộng  Áo và Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế về thẩm quyền thu thập chứng cứ của Hội đồng trọng tài. Cụ thể, Hội đồng trọng tài có thẩm quyền thu thập chứng cứ từ các bên tranh chấp, thông qua việc trưng cầu giám định, định giá tài sản, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, triệu tập người làm chứng. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Toà án hỗ trợ.

            Tuy nhiên, pháp luật trọng tài của Việt Nam, cụ thể là LTTTM 2010 vẫn còn những điểm hạn chế về vấn đề chứng cứ trong tố tụng trọng tài cần thiết phải sửa đổi, bổ sung bao gồm:

            – Thứ nhất, LTTTM 2010 không có quy định rõ về quyền đánh giá chứng cứ của Hội đồng trọng tài

            Về vấn đề này, pháp luật Vương quốc Anh quy định rõ, nếu được các bên thoả thuận trao quyền, Hội đồng trọng tài có quyền quyết định về khả năng chấp nhận các chứng cứ, đánh giá mức độ liên quan hoặc tầm quan trọng của bất kỳ chứng cứ nào. Hoặc pháp luật Cộng hoà Áo và Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế quy định, nếu các bên không có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có quyền quyết định về việc chấp nhận chứng cứ và tự do đánh giá chứng cứ.

            Thực tế, quyền quyết định của Hội đồng trọng tài về đánh giá chứng cứ thể hiện thông qua một số quy định riêng lẻ như quy định tại khoản 2 Điều 56 LTTTM 2010. Đây là trường hợp bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. Tại điểm d khoản 2 Điều 68 LTTTM 2010 cũng có quy định về việc Toà án tuyên huỷ phán quyết trọng tài nếu chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên thoả thuận của các bên. Các vấn đề về tố tụng trọng tài, bao gồm đánh giá chứng cứ đều phải dựa trên thoả thuận của các bên. Trong khi đó LTTTM 2010 lại không quy định rõ về vấn đề này, dẫn đến việc Hội đồng trọng tài hoặc tự mình quyết định việc đánh giá chứng cứ, hoặc chờ thoả thuận của các bên. Nên chăng, có thể tham khảo quy định của các hệ thống pháp luật trên để bổ sung quy định về việc Hội đồng trọng tài có quyền đánh giá chứng cứ theo thoả thuận của các bên cho LTTTM 2010.

            Ngoài ra, điểm d khoản 2 Điều 68 LTTTM 2010 cũng quy định chưa hợp lý, bởi Hội đồng trọng tài thu thập chứng cứ từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ chứng cứ do các bên cung cấp. Thậm chí, chứng cứ quan trọng mà Hội đồng căn cứ vào để ra phán quyết có thể là chứng cứ do nhân chứng cung cấp, hoặc nguồn chứng cứ khác mà không phải là chứng cứ do các bên cung cấp. Do đó, LTTMQT 2010 có thể chỉnh sửa quy định này theo hướng Toà án tuyên huỷ phán quyết trọng tài nếu chứng cứ mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo.

            – Thứ hai, quy định về tham vấn ý kiến chuyên gia trong LTTTM 2010 còn chưa rõ ràng

            Tham vấn ý kiến chuyên gia là nguồn chứng cứ được sử dụng phổ biến trong tố tụng trọng tài. LTTTM 2010 chỉ quy định chung rằng, Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên tham vấn ý kiến của các chuyên gia tại khoản 5 Điều 46. Vậy, ý kiến của chuyên gia sẽ được trình bày trong báo cáo bằng văn bản gửi đến Hội đồng trọng tài, hay có thể trực tiếp báo cáo tại phiên họp giải quyết tranh chấp? Các bên có quyền tự mình chỉ định và tham vấn ý kiến chuyên gia khác hay không? Các bên có thể tranh luận, bình luận, phản bác lại ý kiến của chuyên gia do Hội đồng trọng tài tham vấn không? LTTTM 2010 không có quy định chi tiết về thu thập, đánh giá nguồn chứng cứ này, nên các câu hỏi trên chưa có câu trả lời rõ ràng. Do đó, để giải quyết những vấn đề còn chưa rõ ràng nêu trên, có thể chỉnh sửa, bổ sung quy định này của LTTTM 2010 theo hướng tham khảo quy định trong Mục 37 Luật Trọng tài năm 1996 Vương quốc Anh, Mục 601 Luật trọng tài Áo năm 2013 và Điều 26 Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế.

            – Thứ ba, LTTTM 2010 chưa quy định rõ việc thu thập một số loại chứng cứ là quyền tự quyết của Hội đồng trọng tài hay là quyền do các bên thoả thuận

            Trong LTTTM 2010 có một số quy định về thu thập chứng cứ tại Điều 46 như sau: (i) Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp theo yêu cầu của một hoặc các bên (khoản 2); (ii) Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản (khoản 3); (iii) Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền tham vấn ý kiến của các chuyên gia (khoản 4). Những quy định này đặt ra vấn đề, đó là việc thu thập một số loại chứng cứ ở trên là quyền tự quyết của Hội đồng trọng tài hay là quyền do các bên thoả thuận trao cho. Nếu là quyền do các bên trao cho, thì việc quy định “theo yêu cầu của một hoặc các bên” không thể hiện thoả thuận của các bên về vấn đề này. Nếu là quyền tự quyết của Hội đồng trọng tài, thì không phù hợp với nguyên tắc trọng tài chỉ tiến hành khi có thoả thuận của các bên, là nguyên tắc cơ bản và nền tảng được áp dụng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài[11]. Do đó, có thể tham khảo quy định của pháp luật Vương quốc Anh và Áo để sửa đổi LTTTM 2010 theo hướng thể hiện rõ những quyền thu thập trên là do các bên thoả thuận trao cho Hội đồng trọng tài.

            Nhìn chung, quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo LTTTM 2010 của Việt Nam vẫn còn tồn tại bất cập, mâu thuẫn cần sửa đổi. Trên cơ sở nắm vững nguyên tắc Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, đồng thời tham khảo các quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế, pháp luật Vương quốc Anh, Áo. Việc sửa đổi quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này sẽ hỗ trợ Hội đồng trọng tài tiến hành các thủ tục thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ một cách thích hợp để giải quyết tranh chấp, theo thoả thuận của các bên, không nhằm mục đích hạn chế tính linh hoạt vốn có của trọng tài./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nhà pháp luật Việt – Pháp (2010), Chú giải của Ban thư ký Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc về Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế được Uỷ ban thông qua năm 1985 và sửa đổi, bổ sung năm 2006, Tuyển tập một số văn bản về trọng tài và hoà giải thương mại, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội

  2. Michal Malacka, Evidence in international commercial arbitration, International and Comparative Law Review, 2013, Vol. 13., No. 1, p. 101-103

  3. The National Archives, Arbitration Act 1996, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1996/23/contents

  4. The Nationwide Academy For Dispute Resolution (UK), Tajik Aluminium Plant v Abdukadir Ganievich Ermatov [2006] APP.L.R. 07/28, http://www.nadr.co.uk/articles/published/ArbLawReports/Tajik%20v%20Alumina%202006.pdf

  5. Rolf Trittmann, Boris Kasolowsky (2008), Taking evidence in arbitration proceedings between common law and civil law traditions: the development of a European hybrid standard for arbitration proceedings, UNSW Law Journal,Volume 31(1), p. 330

  6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Bá Bình chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội

7. United Nations Commission on International Trade Law (UNCITRAL), Status: UNCITRAL Model Law on International Commercial Arbitration (1985), with amendments as adopted in 2006, https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/modellaw/commercial_arbitration/status

8. Vienna International Arbitration Centre (VIAC), Austrian Arbitration Act 2013, https://www.viac.eu/en/arbitration/content/austrian-arbitration-act-2013

[1] Michal Malacka, Evidence in international commercial arbitration, International and Comparative Law Review, 2013, Vol. 13., No. 1, p. 101-103.

[2] Nhà pháp luật Việt – Pháp (2010), Chú giải của Ban thư ký Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc về Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế được Uỷ ban thông qua năm 1985 và sửa đổi, bổ sung năm 2006, Tuyển tập một số văn bản về trọng tài và hoà giải thương mại, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, trang 40.

[3] Rolf Trittmann, Boris Kasolowsky (2008), Taking evidence in arbitration proceedings between common law and civil law traditions: the development of a European hybrid standard for arbitration proceedings, UNSW Law Journal, Volume 31(1), p. 330.

[4] Nhà pháp luật Việt – Pháp (2010), Chú giải của Ban thư ký Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc về Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế được Uỷ ban thông qua năm 1985 và sửa đổi, bổ sung năm 2006, Tuyển tập một số văn bản về trọng tài và hoà giải thương mại, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, trang 56.

[5] The National Archives, Arbitration Act 1996, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1996/23/contents, ngày truy cập 30/3/2023.

[6] TadAZ là nhà máy luyện nhôm, có trụ sở kinh doanh ở Tajikistan, một quốc gia ở vùng Trung Á. TadAZ là một trong các bên tham gia giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài. Thông tin về tranh chấp tại Hội đồng trọng tài không được tiết lộ trong phán quyết của Toà thương mại Toà án Hoàng gia.

[7] The Nationwide Academy For Dispute Resolution (UK), Tajik Aluminium Plant v Abdukadir Ganievich Ermatov [2006] APP.L.R. 07/28, para. 80, 81, http://www.nadr.co.uk/articles/published/ArbLawReports/Tajik%20v%20Alumina%202006.pdf, ngày truy cập 30/3/2023.

[8] The Nationwide Academy For Dispute Resolution (UK), Tajik Aluminium Plant v Abdukadir Ganievich Ermatov [2006] APP.L.R. 07/28, para. 87, http://www.nadr.co.uk/articles/published/ArbLawReports/Tajik%20v%20Alumina%202006.pdf, ngày truy cập 30/3/2023.

[9] Chương về Luật trọng tài trong Bộ luật tố tụng dân sự Áo ngày 1 tháng 8 năm 1895, RGBl. Nr. 113/1895 được sửa đổi bởi Bản sửa đổi Luật trọng tài năm 2013(“SchiedsRÄG 2013”, BGBl. I Nr. 118/2013), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Xem: Vienna International Arbitration Centre (VIAC), Austrian Arbitration Act 2013, https://www.viac.eu/en/arbitration/content/austrian-arbitration-act-2013, ngày truy cập 30/3/2023.

[10] United Nations Commission on International Trade Law (UNCITRAL), Status: UNCITRAL Model Law on International Commercial Arbitration (1985), with amendments as adopted in 2006, https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/modellaw/commercial_arbitration/status, ngày truy cập 30/3/2023.

[11] Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Bá Bình chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội, trang 255.

Bài viết đã được đăng tại:

Tào Thị Huệ, Chứng cứ trong tố tụng trọng tài theo pháp luật một số quốc gia và khuyến nghị đối với Việt Nam, Tạp chí Nghề luật số 6/2023, trang 79 – 84

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub