Giải quyết tranh chấp theo RCEP
Điểm đáng lưu ý đầu tiên - Điều 19.3 loại trừ rõ ràng các khiếu kiện không vi phạm (non-violation complaints). Đối với tôi, việc khiếu kiện không vi phạm dường như luôn tạo ra nhiều cuộc tranh luận hơn mức đáng có.
Giải quyết tranh chấp theo RCEP
Giải quyết tranh chấp RCEP – giống như của hầu hết các RTA khác – thường được xây dựng dựa trên cấu trúc của DSU (với điểm khác đáng chú ý là không có Cơ quan Phúc thẩm). Vì vậy, những nhận xét dưới đây sẽ có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực mà các nhà đàm phán đã quyết định khác với cách tiếp cận của WTO (hoặc không).
Điểm đáng lưu ý đầu tiên – Điều 19.3 loại trừ các khiếu kiện không vi phạm (non-violation complaints). Việc quy định loại khiếu kiện không vi phạm trong WTO dường như luôn tạo ra nhiều cuộc tranh luận hơn mức đáng có.
Cũng như nhiều FTA khác, một loạt các điều khoản/biện pháp được đưa ra để giải quyết tranh chấp: Section B của Chapter 7, liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại (tiêu chuẩn cho các FTA), điều khoản về chống tham nhũng (Điều 17.9) và các quyết định liên quan đến đầu tư (Điều 17.11).
Giống như hầu hết các FTA, RCEP kết hợp với các nghĩa vụ tham chiếu đến quy định của WTO (ví dụ, Điều III của GATT về đối xử quốc gia và các ngoại lệ chung trong Điều XX của GATT và Điều XIV của GATS). Mặt khác, RCEP còn có các điều khoản mặc dù dựa trên các điều khoản của WTO, nhưng đã được thay đổi từ ngữ (ví dụ như Điều XXI của GATT, trong đó RCEP bổ sung cơ sở hạ tầng quan trọng cho ngoại lệ an ninh).
Điều 19.4 nêu rõ rằng, khi một điều khoản của WTO được đưa vào bằng quy định tham chiếu, các giải thích có liên quan của các ban hội thẩm WTO/AB sẽ được “cân nhắc đến” (“considered”). Đồng thời, chú thích của RCEP còn làm rõ thêm rằng, những cách giải thích đó cũng có thể được xem xét ngay cả khi chúng không liên quan đến một nghĩa vụ được đưa bằng cách tham khảo (reference).
Related Posts