Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM DỊCH TRONG PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ VIỆT NAM

Một là, so với quy định của Công ước Berne, Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa quy định rõ quyền tác giả đối với tác phẩm dịch được bảo hộ như thế nào? Cụ thể, Luật Sở hữu trí tuệ chỉ quy định tác phẩm dịch là “đối tượng được bảo hộ quyền tác giả”, nhưng người dịch hoặc chủ sở hữu tác phẩm dịch có đầy đủ quyền tác giả, bao gồm tất cả quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật này hay không? Luật Sở hữu trí tuệ chưa quy định rõ.

0 1.864

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM DỊCH TRONG

PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ VIỆT NAM

Tào Thị Huệ 

Tóm tắt: Dịch thuật sẽ giúp công dân nước này muốn được tiếp cận các tác phẩm văn học và nghệ thuật của tác giả quốc gia khác trở nên dễ dàng. Dưới góc độ pháp lý, tác phẩm dịch là một tác phẩm phái sinh, liên quan tới bảo hộ quyền tác giả đối với cả tác phẩm gốc và tác phẩm dịch. Trong bài viết này, tác giả phân tích tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ tác phẩm dịch, pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tác phẩm dịch.

Từ khóa: pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Việt Nam, quyền tác giả, tác phẩm dịch

 

COPYRIGHT TO THE TRANSLATIONS IN U.S. LAW AND VIETNAMESE LAW

Abstract: Translation will make it easier for citizens of this country to have access to literary and artistic worksof other national. From a legal perspective, the translation is a derivative work, related to the author’s right protection of both the original and the translation. In this article, the author analyzes the international standards for the protection of translation, the regulations of the United States and Vietnam. On that basis, it is recommended to improve Vietnamese law on the protection of translation.

Keywords: U.S law, Vietnamese law, copyright, translations

Trên thế giới có rất nhiều loại ngôn ngữ, và không ai có thể biết, cũng như sử dụng được tất cả các ngôn ngữ. Chính sự khác biệt về ngôn ngữ tạo ra rào cản, khiến cho việc công dân nước này muốn được tiếp cận các tác phẩm văn học và nghệ thuật của tác giả quốc gia khác trở nên khó khăn. Nhưng rào cản này có thể được loại trừ thông qua hoạt động dịch thuật. Người dịch sẽ chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm gốc từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác trong tác phẩm dịch. Tuy nhiên, khi một người dịch tác phẩm của tác giả khác, sẽ đặt ra vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm dịch và mối liên hệ với quyền tác giả của tác phẩm gốc.

  1. Tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dịch

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886 (sau đây viết tắt là Công ước Berne) là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên trong lĩnh vực quyền tác giả, được ký ngày 09/9/1886. Công ước đã được sửa đổi nhiều lần, lần sửa đổi mới nhất là 24/7/1971, và lần bổ sung mới nhất là ngày 28/9/1979.[1]Công ước là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền tác giả (copyright) ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Hoa Kỳ (là thành viên Công ước Berne từ 01/3/1989) và Việt Nam (là thành viên Công ước này từ ngày 26/10/2004).[2] Theo Công ước Berne, tác phẩm dịch là một loại “tác phẩm phái sinh” (derivative work), và quyền làm tác phẩm dịch chỉ thuộc về tác giả của tác phẩm gốc. Cụ thể, Điều 8 Công ước Berne quy định: “tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật được Công ước này bảo hộ được toàn quyền dịch hay cho phép dịch tác phẩm của mình trong suốt thời hạn hưởng quyền bảo hộ đối với các tác phẩm gốc của mình”. Theo đó, tác giả có quyền dịch tác phẩm hoặc cho phép người khác dịch tác phẩm của mình. Nhưng, sau khi tác phẩm dịch được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, thì tác phẩm dịch được bảo hộ như các tác phẩm gốc (as original works),mà không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc (khoản 3 Điều 2 Công ước Berne). Như vậy, tác phẩm dịch là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.[3]

Tác phẩm dịch được bảo hộ quyền tác giả như tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các thành viên Công ước Berne phải thực hiện đối với các tác phẩm gốc, gồm có:[4]

– Quyền nhân thân: quyền đứng tên tác giả của tác phẩm, quyền phản đối bất kỳ sự cắt xén, bóp méo hoặc sửa đổi tác phẩm hoặc các hành vi xâm phạm khác liên quan đến tác phẩm mà có thể làm phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản: quyền sao chép, quyền phóng tác, cải biên, chuyển thể, quyền truyền đạt tới công chúng, quyền làm bản sao, …

Quyền tác giả của tác phẩm dịch sẽ được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả của tác phẩm dịch và 50 năm sau khi tác giả chết.

Trong khuôn khổ WTO, Điều 9 Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) quy định các nước thành viên phải tuân thủ theo quy định từ Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne (được sửa đổi tại Paris năm 1971), trừ Điều 6bis của Công ước này. Theo đó, Hiệp định TRIPS cũng quy định thành viên phải bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm dịch như tác phẩm gốc, với điều kiện không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

Trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây viết tắt là Hiệp định CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (sau đây viết tắt là EVFTA), bảo hộ quyền tác giả là nghĩa vụ của thành viên các hiệp định này. Cả hai hiệp định đều không đưa ra những tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả mới, mà quy định thành viên phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, được sửa đổi tại Paris ngày 24/7/1971 (Điều 18.7 Hiệp định CPTPP và Điều 12.5 EVFTA). Như vậy, theo Hiệp định CPTPP và EVFTA tác phẩm dịch sẽ bảo hộ quyền tác giả như quy định của Công ước Berne.

Quy định của các điều ước quốc tế nêu trên đảm bảo cho tác phẩm dịch được bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế, và đây là các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các thành viên điều ước quốc tế phải tuân thủ.

  1. Quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm dịch tại Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, quyền tác giả (copyright) nhằm cung cấp cho các tác giả sự bảo hộ đầy đủ, để họ có thể gặt hái những lợi ích kinh tế từ sức lao động và sự sáng tạo của họ. Bên cạnh đó, bảo hộ quyền tác giả còn mang đến cho các tác giả động lực để sáng tạo thêm ra các tác phẩm, làm phong phú thêm sự hiểu biết và phúc lợi của công chúng.[5]

Lĩnh vực quyền tác giả tại Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi Luật Quyền tác giả năm 1976 (Copyright Act 1976) với các sửa đổi, bổ sung được tập hợp trong Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ (Title 17 United States Code).[6]Nội dung của Luật Quyền tác giả được ghi nhận tại các chương từ 1 đến 8 và 10 đến 12 của Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ.[7] Riêng quyền tác giả đối với chip bán dẫn, thiết kế tàu thuyền sẽ được bảo hộ theo quy định tại Chương 9 và chương 13 Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ.[8]

Theo Mục 101 Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ, “tác phẩm dịch” là một loại “tác phẩm phái sinh” (derivative work), bởi tác phẩm này được làm dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm đã có từ trước. Tuy nhiên, trong Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ không có định nghĩa “tác phẩm dịch” (translation), nhưng trong án lệ Apple Computer, Inc. v. Mackintosh Computers Ltd.; Apple Computer, Inc. v. 115778 Canada Inc, Tòa án phúc thẩm liên bang (Federal Court of Appeal) đã xác định bản dịch, trong bối cảnh quyền tác giả, là việc chuyển một thứ gì đó từ ngôn ngữ này (của con người) sang ngôn ngữ khác.[9]

Theo Mục 103(1) Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ, tác phẩm dịch là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, với điều kiện không làm phương hại đến việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm gốc được dùng để tạo ra tác phẩm dịch. Về nguyên tắc, quyền tác giả của tác phẩm dịch là độc lập và không ảnh hưởng hoặc mở rộng phạm vi, thời hạn, quyền sở hữu hoặc sự tồn tại của quyền tác giả đối với tác phẩm gốc (Mục 103(2) Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ).

Nhưng không phải cá nhân, tổ chức nào cũng được phép làm tác phẩm dịch. Mục 106(2) Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ quy định, chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền (exclusive rights) làm và cho phép (authorize) cho người khác làm ra tác phẩm dịch (tác phẩm phái sinh) dựa trên tác phẩm gốc. Và đương nhiên, quyền tác giả của tác phẩm dịch sẽ chỉ phát sinh khi tác phẩm này được tạo ra và lưu trữ dưới một hình thức vật chất nhất định.

Những quy định trên cho thấy, pháp luật về quyền tác giả của Hoa Kỳ quy định về bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm dịch phù hợp với quy định của Công ước Berne.

Ngoài những nội dung đã nêu, pháp luật về quyền tác giả của Hoa Kỳ còn quy định về tác phẩm dịch là “tác phẩm được thuê làm” (Work made for hire), đây là vấn đề chưa được quy định trong Công ước Berne, và là ngoại lệ đối với các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả.[10] Theo Mục 101 Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ, tác phẩm dịch là “tác phẩm được thuê làm” trong hai trường hợp:

(i) Tác phẩm dịch được người lao động làm ra trong phạm vi công việc của họ;

(ii) Tác phẩm được dịch theo hợp đồng thuê dịch, mà trong hợp đồng đã thỏa thuận rõ tác phẩm dịch sẽ là một “tác phẩm được thuê làm”. Hợp đồng thuê dịch này phải bằng văn bản, có chữ ký của các bên.

Khi một tác phẩm dịch được xác định là “tác phẩm được thuê làm”,[11] tác giả của tác phẩm dịch sẽ là người sử dụng lao động/người thuê làm tác phẩm dịch, chứ không phải người lao động/người được thuê làm ra tác phẩm dịch. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác bằng văn bản, tất cả các quyền, bao gồm cả quyền tác giả sẽ thuộc về tác giả của tác phẩm dịch (Mục 201(b) Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ).

Như vậy, người dịch sẽ là tác giả của tác phẩm dịch, và được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dịch, trừ trường hợp tác phẩm dịch là “tác phẩm được thuê làm”.

Với các tác phẩm dịch được làm từ 01/1/1978 trở đi, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dịch là cả cuộc đời tác giả và 70 năm sau khi tác giả chết. Với tác phẩm dịch có đồng tác giả, thời hạn bảo hộ là cả cuộc đời tác giả chết sau cùng và 70 năm sau khi tác giả này chết. Riêng “tác phẩm được thuê làm”,quyền tác giả được bảo hộ trong thời hạn 95 năm, kể từ năm xuất bản đầu tiên hoặc thời hạn 120 năm, kể từ năm tác phẩm được sáng tạo, tùy thời hạn nào nào chấm dứt trước (Mục 302(a), (b), (c) Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ).

  1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tác giả đối với tác phẩm dịch

            Tại Việt Nam, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh quyền tác giả đối với tác phẩm dịch là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009[12] và 2019[13] (sau đây viết tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) và Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan (sau đây viết tắt là Nghị định số 22/2018/NĐ-CP). Tuy nhiên, số lượng quy định đối với tác phẩm dịch rất hạn chế.

            Trước hết, theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”. Vậy, tác phẩm dịch là một loại “tác phẩm phái sinh”, một tác phẩm được tạo ra do dịch một tác phẩm có sẵn sang ngôn ngữ khác.

            Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định trực tiếp bốn vấn đề liên quan đến tác phẩm dịch như sau:

            (i) Thứ nhất, chỉ chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền làm tác phẩm phái sinh, trong đó bao gồm tác phẩm dịch (từ Điều 36 đến 41 Luật sở hữu trí tuệ[14]).

(ii) Thứ hai, tác phẩm dịch là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm dịch phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác (khoản 2, 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ).

            Quyền đặt tên cho tác phẩm không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác(khoản 1 Điều 20 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP).[15] Hay nói cách khác, người dịch không được đặt tên mới cho tác phẩm dịch. Tên của tác phẩm dịch là tên của tác phẩm gốc được dịch sang ngôn ngữ của tác phẩm dịch.

 

(iii) Thứ ba, các tổ chức, cá nhân muốn làm tác phẩm dịch phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, nếu không sẽ bị xác định là một hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ);

(iv) Thứ tư, đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền nộp đơn và hồ sơ liên quan yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (Điều 49, 50 Luật Sở hữu trí tuệ).

  1. Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dịch

Những nội dung trên cho thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dịch, phù hợp với Công ước Berne, khá tương đồng với pháp luật quyền tác giảcủa Hoa Kỳ. Quyền làm tác phẩm dịch chỉ thuộc về tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc, tác phẩm dịch là đối tượng bảo hộ quyền tác giả nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm dịch. Nhưng pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này còn một số điểm bất cập như sau:

(i) Một là, so với quy định của Công ước Berne, Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa quy định rõ quyền tác giả đối với tác phẩm dịch được bảo hộ như thế nào? Cụ thể, Luật Sở hữu trí tuệ chỉ quy định tác phẩm dịch là “đối tượng được bảo hộ quyền tác giả”, nhưng người dịch hoặc chủ sở hữu tác phẩm dịch có đầy đủ quyền tác giả, bao gồm tất cả quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật này hay không? Luật Sở hữu trí tuệ chưa quy định rõ. Bất cập thứ nhất này dẫn đến hạn chế thứ hai được trình bày tiếp sau đây.

(ii) Hai là, tổ chức, cá nhân sau khi xin phép và được tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý cho phép dịch tác phẩm, thì tác giả của tác phẩm dịch là ai?

Cách thứ nhất, có thể hiểu rằng người dịch là tác giả của tác phẩm dịch, có quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng theo khoản 2 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ. Bởi vì, tác phẩm dịch là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Mặt khác, cũng có thể hiểu theo cách thứ hai, người dịch chỉ đơn giản là người chuyển ngữ cho tác phẩm, họ không phải là tác giả của tác phẩm dịch. Bởi Luật Sở hữu trí tuệ không quy định rõ ai là tác giả tác phẩm dịch. Một minh chứng rõ ràng cho cách hiểu thứ hai này là quy định về thông tin ghi trên sách dịch của Luật Xuất bản năm 2012 của Việt Nam.

Điểm a, b khoản 1 Điều 27 Luật Xuất bản năm 2012 quy định thông tin phải ghi trên sách dịch như sau:

– Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản;

 – Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); họ tên người hiệu đính (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào.

Với những thông tin này trên sách dịch, người đọc hoàn toàn có thể hiểu người dịch không phải là tác giả của sách dịch.

Trong khi đó, Công ước Berne quy định quyền tác giả đối với tác phẩm dịch được bảo hộ như tác phẩm gốc. Do vậy, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ cần quy định bổ sung vấn đề này theo Công ước Berne để giải quyết được cả hai bất cập ở trên.

(iii) Thứ ba, pháp luật Việt Nam chỉ quy định về trường hợp tổ chức, cá nhân xin phép dịch tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, mà bỏ ngỏ trường hợp ngược lại. Đó là khi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả muốn thuê tổ chức, cá nhân khác dịch tác phẩm của mình sang ngôn ngữ khác và trả thù lao cho họ. Vậy, trong trường hợp này, tác giả tác phẩm dịch là ai? Quy định “tác phẩm được thuê làm” theo pháp luật về quyền tác giảcủa Hoa Kỳ như đã trình bày tại mục 2 nêu trên có thể là một giải pháp hữu ích để tham khảo. Theo đó, pháp luật Việt Nam có thể bổ sung quy định về tiêu chí xác định “tác phẩm được thuê làm”, trong đó bao gồm tác phẩm dịch; quy định tác giả và quyền tác giả đối với “tác phẩm được thuê làm”.  

Có thể nói, quyền tác giả đối với tác phẩm dịch đã được bảo hộ ở cấp độ toàn cầu. Việt Nam với tư cách là thành viên của Công ước Berne, Hiệp định TRIPS, Hiệp định CPTPP, EVFTA, có nghĩa vụ tuân thủ quy định của các điều ước quốc tế này trong bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dịch. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn tồn tại bất cập. Việc nghiên cứu, so sánh với quy định của điều ước quốc tế, tham khảo kinh nghiệm của pháp luật quyền tác giả của Hoa Kỳ sẽ giúp đưa ra những giải pháp cho Việt Nam để hoàn thiện hơn, bảo hộ tốt hơn cho quyền tác giả của tác phẩm dịch./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Amy B. Cohen (1999), When Does a Work Infringe the Derivative Works Right of a Copyright Owner?CARDOZO ARTS & ENTERTAINMENT [Vol. 17:623 1999], p. 623 – 658, website:https://digitalcommons.law.wne.edu, đường link: https://digitalcommons.law.wne.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1046&context=facschol (truy cập ngày 10/11/2020)

  2. Casetext, Inc., Community for Creative Non-Violence v. Reid, website: https://casetext.com, đường link: https://casetext.com/case/community-for-creative-v-reid (truy cập ngày 10/11/2020)

3. Supreme Court of Canada, Apple Computer, Inc. v. Mackintosh Computers Ltd.; Apple Computer, Inc. v. 115778 Canada Inc., website: https://scc-csc.lexum.com, đường link: https://scc-csc.lexum.com/scc-csc/scc-csc/en/item/626/index.do (truy cập ngày 10/11/2020)

4. U.S. Copyright Office, Copyright Law of the United States, website: https://www.copyright.gov, đường link: https://www.copyright.gov/title17/ (truy cập ngày 10/11/2020)

  1. U.S. Copyright Office, Copyright Law of the United States and Related Laws Contained in Tıtle 17 of the United States Code, June 2020, website: https://www.copyright.gov, đường link: https://www.copyright.gov/title17/title17.pdf (truy cập ngày 10/11/2020)

  2. U.S. Copyright Office, Works Made for Hire, website: https://www.copyright.gov, đường link:https://www.copyright.gov/circs/circ09.pdf (truy cập ngày 10/11/2020)

7. WIPO, Summary of the Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works (1886), website: https://www.wipo.int/portal/en/index.html, đường link: https://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/summary_berne.html (truy cập ngày 10/11/2020)

8. WIPO, Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works, website: https://www.wipo.int/portal/en/index.html, đường link: https://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/ (truy cập ngày 10/11/2020)

9. WIPO, WIPO-Administered Treaties, Contracting Parties > Berne Convention, website: https://www.wipo.int/portal/en/index.html, đường link: https://www.wipo.int/treaties/en/ShowResults.jsp?lang=en&treaty_id=15 (truy cập ngày 10/11/2020)

  1. WIPO (2016), Understanding Copyright and Related Rights, p. 13,

website: https://www.wipo.int/portal/en/index.html, đường link:https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_909_2016.pdf (truy cập ngày 10/11/2020)

[1] WIPO, Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works, website: https://www.wipo.int/portal/en/index.html, đường link: https://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/ (truy cập ngày 10/11/2020)

[2] Tính đến tháng 10/2020, Công ước Bern đã có 179 thành viên. Xem: WIPO, WIPO-Administered Treaties, Contracting Parties > Berne Convention, website: https://www.wipo.int/portal/en/index.html, đường link: https://www.wipo.int/treaties/en/ShowResults.jsp?lang=en&treaty_id=15 (truy cập ngày 10/11/2020)

[3] WIPO (2016), Understanding Copyright and Related Rights, p. 13,

website: https://www.wipo.int/portal/en/index.html, đường link: https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_909_2016.pdf (truy cập ngày 10/11/2020)

[4] WIPO, Summary of the Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works (1886), website: https://www.wipo.int/portal/en/index.html, đường link: https://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/summary_berne.html (truy cập ngày 10/11/2020)

[5] Amy B. Cohen (1999), When Does a Work Infringe the Derivative Works Right of a Copyright Owner? CARDOZO ARTS & ENTERTAINMENT [Vol. 17:623 1999], p. 623 – 658, website: https://digitalcommons.law.wne.edu, đường link:https://digitalcommons.law.wne.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1046&context=facschol (truy cập ngày 10/11/2020)

[6] U.S. Copyright Office, Copyright Law of the United States, website: https://www.copyright.gov, đường link: https://www.copyright.gov/title17/ (truy cập ngày 10/11/2020)

[7] U.S. Copyright Office, Copyright Law of the United States and Related Laws Contained in Tıtle 17 of the United States Code, June 2020, website: https://www.copyright.gov, đường link: https://www.copyright.gov/title17/title17.pdf (truy cập ngày 10/11/2020)

[8] U.S. Copyright Office, TLĐD 8.

[9] Nguyên gốc tiếng Anh: “The appellants’ appeal to the Federal Court of Appeal was unanimously dismissed in three concurring judgments: [1988] 1 F.C. 673.  Mahoney J. held that the programs embodied in the silicon chips were reproductions rather than translations.  Hugessen J. agreed that the silicon chips could not be translations, which he defined in the traditional sense as “the turning of something from one human language into another”. Xem: Supreme Court of Canada, Apple Computer, Inc. v. Mackintosh Computers Ltd.; Apple Computer, Inc. v. 115778 Canada Inc., website: https://scc-csc.lexum.com, đường link: https://scc-csc.lexum.com/scc-csc/scc-csc/en/item/626/index.do (truy cập ngày 10/11/2020)

[10]  U.S. Copyright Office, Works Made for Hire, website: https://www.copyright.gov, đường link: https://www.copyright.gov/circs/circ09.pdf (truy cập ngày 10/11/2020)

[11] Cách thức xác định “tác phẩm được thuê làm” theo Mục 101 Phần 17 Bộ luật Hoa Kỳ được làm rõ trong án lệ Community for Creative Non-Violence v. Reed của Tòa án tối cao (Supreme Court): trước hết, tòa án xác định chủ thể, người làm ra tác phẩm phải là người lao động (employee) hoặc bởi một bên độc lập (independent contractor) trong hợp đồng thuê làm tác phẩm; thứ hai, loại tác phẩm đang xem xét phải thuộc một trong chín loại tác phẩm được liệt kê ở mục 101, như tác phẩm dịch (a translation), tác phẩm sưu tầm (a compilation), tác phẩm hướng dẫn (an instructional text) …; thứ ba, nếu tác phẩm làm theo hợp đồng thuê thì hợp đồng phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ tác phẩm hình thành từ hợp đồng là “tác phẩm được thuê làm”.

Xem tại Casetext, Inc., Community for Creative Non-Violence v. Reid, website: https://casetext.com, đường link: https://casetext.com/case/community-for-creative-v-reid (truy cập ngày 10/11/2020) và U.S. Copyright Office, Works Made for Hire, website: https://www.copyright.gov, đường link: https://www.copyright.gov/circs/circ09.pdf (truy cập ngày 10/11/2020)

[12] Theo Luật 36/2009/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/ 2010

[13] Theo Luật số 42/2019/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.

[14] Các quy định này dẫn chiếu đến quyền làm tác phẩm phái sinh, trong đó bao gồm làm tác phẩm dịch là một quyền tài sản thuộc chủ sở hữu quyền tác giả tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ.

Lưu ý: Bài viết không đề cập đến trường hợp Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước và Tác phẩm thuộc về công chúng theo Điều 42, 43 Luật sở hữu trí tuệ.

[15] Đây là quy định duy nhất của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về tác phẩm dịch. Ngoài ra, trong Nghị định này, không có quy định nào về “tác phẩm phái sinh”.

Bài viết được đăng: Tào Thị Huệ, Quyền tác giả đối với tác phẩm dịch trong pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn số 45/2020, trang 22 – 30

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub