Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

Kinh nghiệm của Singapore về phương thức trung gian trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

"Trung gian" có nghĩa là một quá trình bao gồm một hoặc nhiều phiên họp, trong đó một hoặc nhiều trung gian viên giúp các bên tranh chấp làm tất cả hoặc bất kỳ điều nào sau đây, để tạo thuận lợi cho việc giải quyết toàn bộ, hoặc một phần của tranh chấp

0 1.166

Kinh nghiệm của Singapore về phương thức trung gian trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

1. Lịch sử phương thức trung gian trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Singapore

          – Khái niệm “phương thức trung gian”:

         Việc tự do hoá ngành tài chính ở Singapore đã dẫn tới sự tăng trưởng của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (Alternative Dispute Resolution – ADR). Singapore đã có những bước tiến quan trọng để trở thành một trong những trung tâm giải quyết tranh chấp hiệu quả, bên cạnh các trung tâm tại London và Hong Kong. ADR tại Singapore có được danh tiếng về sự công bằng, hiệu quả, cơ sở hạ tầng tốt và các chuyên gia có trình độ cao. Một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án được ưa chuộng tại Singapore là trung gian (Mediation).

Phương thức trung gian tại Singapore được hiểu là:[1]

(1) Một bên thứ ba trung lập – trung gian viên, giúp các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thiết thực

Trung gian viên sẽ hướng dẫn các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thiết thực, có lợi cho cả hai bên.

(2) Trung gian có thể được sử dụng cho nhiều mục đích

Mục đích của việc sử dụng trung gian bao gồm giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột, đàm phán hợp đồng, hoạch định chính sách và ngăn ngừa xung đột.

 (3) Các kỹ thuật sử dụng là từ phương pháp tiếp cận đánh giá đến tạo thuận lợi

Tùy thuộc vào các bên tranh chấp và nội dung vấn đề cần được giải quyết, trung gian viên có thể áp dụng các kỹ thuật khác nhau.

Các hoạt động này bao gồm từ việc tham gia tích cực quá trình giải quyết tranh chấp bằng phương pháp tiếp cận đánh giá, hoặc đưa ra cho các bên tranh chấp một giải pháp đàm phán thuận lợi hơn. Nhưng trọng tâm của hoạt động trung gian vẫn là giúp các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận bằng cách quản lý sát sao tiến trình đàm phán, và không đưa ra quyết định thay họ.

Ngoài ra, Luật Trung gian của Singapore có định nghĩa rõ hơn:[2] “Trung gian” có nghĩa là một quá trình bao gồm một hoặc nhiều phiên họp, trong đó một hoặc nhiều trung gian viên giúp các bên tranh chấp làm tất cả hoặc bất kỳ điều nào sau đây, để tạo thuận lợi cho việc giải quyết toàn bộ, hoặc một phần của tranh chấp:

(1) Xác định các vấn đề tranh chấp;

(2) Tìm và nêu các phương án giải quyết tranh chấp;

(3) Hỗ trợ các bên gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nhau;

(4) Giúp các bên tự nguyện đạt được một thỏa thuận giải quyết tranh chấp”.

 – Sự phát triển của phương thức trung gian tại Singapore:[3]

Phương thức trung gian chính thức được thừa nhận tại Singapore với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc thành lập Trung tâm trung gian của Toà án (the Court Mediation Centre) (sau đó đổi tên thành Trung tâm Giải quyết tranh chấp cơ sở – the Primary Dispute Resolution Centre) tại các tòa án Tiểu bang, Trung tâm trung gian Singapore (the Singapore Mediation Centre – SMC), Trung tâm trung gian cộng đồng (the Community Mediation Centres) và các cơ khác vào những năm 1990. Nói cách khác, trung gian được thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội phục vụ cho các dân tộc đa dạng của Singapore, từ cộng đồng xã hội đến chính phủ và doanh nghiệp. Trung gian được tiến hành bởi tòa án và trung gian được thực hiện bởi tổ chức tư/phi nhà nước.

Vào tháng 4/2013, trong bối cảnh tăng trưởng mạnh về thương mại, đầu tư ở châu Á và nhu cầu tương ứng đối với các dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại xuyên biên giới, Ngài Chánh án Sundaresh Menon và Bộ Pháp luật Singapore đã chỉ định Edwin Glasgow CBE QC và George Lim SC, đồng chủ tịch một Nhóm Công tác thực hiện chương trình phát triển phương thức trung gian trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Singapore.

Nhóm Công tác đã đưa ra các khuyến nghị của mình vào tháng 11/2013, đã được Bộ Pháp luật hoan nghênh. Hai khuyến nghị chính của Nhóm Công tác là:

(1) Thành lập một tổ chức chuyên nghiệp để xây dựng các tiêu chuẩn và cấp chứng nhận cho người làm nghề trung gian; và

(2) Thành lập một đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian quốc tế chuyên nghiệp, bao gồm các nhà trung gian có trình độ cao, cũng như các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến.

Hai khuyến nghị này đã dẫn tới việc thành lập Viện Trung gian Quốc tế Singapore (the Singapore International Mediation Institute – SIMI)[4] và Trung tâm Trung gian Quốc tế Singapore (the Singapore International Mediation Centre – SIMC). Cả hai tổ chức này chính thức đi vào hoạt động ngày 05/11/2014, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của Singapore như một trung tâm giải quyết tranh chấp khu vực.

Như vậy, mặc dù trung gian tại Singapore được tiến hành bởi nhiều cơ quan nhà nước lẫn phi nhà nước, thương mại và phi thương mại, song chỉ có hai tổ chức phi nhà nước có chức năng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trung gian là Trung tâm trung gian Singapore (SMC) và Trung tâm Trung gian Quốc tế Singapore (SIMC).[5] Song, SMC có chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại trong nước, còn SIMC có chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.[6] Và bài viết này chỉ đề cập đến việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trung gian mà thôi.

– Cơ sở pháp lý của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trung gian

Hoạt động của trung gian trong giải quyết tranh chấp tại Singapore rất khác biệt, nó không có luật riêng để điều chỉnh. Các nguyên tắc chung của hợp đồng sẽ có hiệu lực khi xét các điều khoản lựa chọn phương thức trung gian trong hợp đồng, và sự tồn tại của điều khoản lựa chọn phương thức trung gian không loại trừ thẩm quyền của tòa án.[7]

Tuy nhiên, theo một khuyến nghị khác của Nhóm Công tác cũng được Bộ Pháp luật Singapore xem xét, đó là sửa đổi pháp luật trong nước của Singapore để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trung gian. Dự thảo Luật Trung gian của Singapore (Mediation Bill) ra đời.[8] Dự thảo này đã được Quốc hội của Singapore thông qua vào ngày 10/1/2017. Tuy nhiên, đến nay, văn bản này vẫn chưa có hiệu lực pháp luật.[9]

– Quy chế trung gian của Hiệp hội luật gia (The Law Society Mediation Scheme – LSMS)[10]

Hiệp hội luật gia (The Law Society) được thành lập theo quy định của Bộ luật Nghề luật năm 1967 (the Legal Profession Act), với nhiều chức năng khác nhau, trong đó có: duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức và hành nghề của các luật gia tại Singapore.[11] Điểm đáng lưu ý là: Tất cả luật sư Singapore sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề có hiệu lực, sẽ tự động trở thành thành viên của Hiệp hội luật gia.

LSMS được Hiệp hội luật gia Singapore soạn thảo nhằm cung cấp cho các bên tranh chấp cơ hội giải quyết tranh chấp thông qua trung gian một cách có hiệu quả và kịp thời mà không phải dùng đến tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài. LSMS đưa ra một quy trình thủ tục trung gian có sẵn, nhanh chóng và dễ sử dụng. Trung gian viên có thể tiến hành giải quyết bằng phương thức trung gian theo bất kỳ cách nào mà người đó thấy phù hợp. LSMS được công bố chính thức vào ngày 10/3/2017.[12] Và theo Ngài chánh án Sundaresh Menon chính thức công bố, LSMS cũng là một sáng kiến giúp phát triển nghề trung gian tại Singapore. [13] Nội dung của bản Quy tắc này sẽ được đề cập ở mục 2 tiếp theo đây.

2. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trung gian tại Singapore

2.1. Theo Quy chế trung gian của Hiệp hội luật gia (LSMS)

          – Trường hợp áp dụng LSMS

LSMS có thể được áp dụng theo một trong bốn trường hợp sau:

          (1) có thỏa thuận lựa chọn phương thức trung gian đã ký kết trước khi xảy ra tranh chấp;

(2) có thỏa thuận lựa chọn phương thức trung gian ký kết sau khi xảy ra tranh chấp;

          (3) có thỏa thuận lựa chọn phương thức trung gian được đưa ra trong quá trình xét xử tại tòa án hoặc trọng tài; và

(4) tồn tại một thỏa thuận lựa đa phương thức giải quyết tranh chấp gồm trung gian và trọng tài, tuân theo Quy chế trọng tài của Hiệp hội luật gia (the Law Society Arbitration Scheme – LSAS), được ký kết trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh.

Với trường hợp này, các bên có thể sử dụng phương thức trung gian trước khi tham gia tố tụng trong tài hoặc trong quá trình tiến hành tố tụng trọng tài.

Như vậy, để tiến hành giải quyết tranh chấp bằng trung gian, các bên tranh chấp buộc phải có thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

             – Thỏa thuận trung gian (Mediation Clause) và Thỏa thuận trung gian – trọng tài (Mediation-Arbitration Clause)

 

          Hiệp hội luật gia đưa ra 2 loại thỏa thuận mẫu để các bên đưa vào hợp đồng, gồm:[14]

(1) Mediation Clause: “All disputes, controversies  or  differences  (“dispute”)  arising  out  of  or in connection with this contract, including any questions regarding its existence, validity or termination, shall first be referred to mediation in Singapore, in accordance with the Law Society Mediation Rules for the time being in force”.

(2) Mediation-Arbitration Clause: “All disputes, controversies  or  differences  (“dispute”)  arising  out  of  or in connection with this contract, including any questions regarding its existence, validity or termination, shall first be referred to mediation in Singapore, in accordance with the Law Society Mediation Rules for the time being in force.

             In the event that the dispute cannot be resolved in mediation within the time agreed by the parties, the parties shall refer the dispute to arbitration in Singapore in accordance with the Law Society Arbitration Scheme and the rules thereunder for the time being in force”.

 

– Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trung gian

Trong khuôn khổ Quy chế trung gian của Hiệp hội luật gia, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trung gian được quy định tại Quy tắc trung gian của Hiệp hội luật gia (The Law Society Mediation Rules).

Quy tắc này gồm: 13 điều, 3 phụ lục (Biểu phí, Phụ lục A: Khởi xướng thủ tục trung gian, Phụ lục B: Cam kết về tính công bằng và độc lập).

          Thủ tục trung gian được tiến hành theo các bước sau đây:

          (1) Thứ nhất, một trong các bên gửi yêu cầu khởi xướng thủ tục điều tra tới Chủ tịch Hiệp hội luật gia (theo mẫu tại Phụ lục A)

          Nếu yêu cầu khởi xướng được nộp chỉ bởi một bên tranh chấp, thì họ đồng thời phải gửi yêu cầu này cho bên tranh chấp còn lại.

Ngày bắt đầu tiến hành trung gian là ngày Chủ tịch Hiệp hội luật gia nhận được yêu cầu.

          (2) Thứ hai, Chủ tịch Hiệp hội luật gia chỉ định các trung gian viên từ danh sách trung gian viên trong khuôn khổ LSMS (the LSMS Panel of Mediators).

          (3) Thứ ba, các bên nộp bản tóm tắt vụ tranh chấp cho các trung gian viên

Trừ khi có thoả thuận khác, mỗi bên tranh chấp sẽ nộp cho trung gian viên, một bản tóm tắt vụ việc của họ, bối cảnh tranh chấp và các vấn đề cần giải quyết. Bản tóm tắt này thường không vượt quá 10 trang. Các bên cũng sẽ cung cấp bản sao của bản tóm tắt cho bên kia.

          (4) Thứ tư, tiến hành thủ tục trung gian

          Trong thủ tục trung gian, trung gian viên và các bên sẽ sử dụng tiếng Anh.

Trung gian viên có thể tiến hành thủ tục trung gian, dàn xếp cho bên theo cách mà người đó thấy phù hợp, nhưng phải luôn luôn ghi nhớ hoàn cảnh của vụ kiện và mong muốn của các bên.

Bất cứ thông tin nào một bên tranh chấp cung cấp cho trung gian viên đều phải được giữ bí mật, kể cả với các bên tranh chấp còn lại, trừ trường hợp được họ đồng ý.

          (5) Thứ năm, đạt được Thỏa thuận giải quyết tranh chấp (Settlement  Agreement”)

Tranh chấp được coi là giải quyết thành công nếu các bên đạt được Thỏa thuận giải quyết tranh chấp, được lập thành văn bản, và có chữ ký của tất cả các bên tranh chấp. Và đây là thỏa thuận có giá trị ràng buộc các bên.

Hiện tại, việc thi hành Thỏa thuận giải quyết tranh chấp này vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Song, khi Luật Trung gian của Singapore có hiệu lực, Thỏa thuận này sẽ có cơ chế hỗ trợ bắt buộc thi hành từ phía tòa án.

          – Quy tắc ứng xử của trung gian viên (Code of Conduct)

Quy tắc ứng xử này đưa hướng dẫn cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức đối với các thành viên của Hiệp hội luật gia, cụ thể là những người đóng vai trò trung gian. Quy tắc được áp dụng cho khi tiến hành thủ tục trung gian để giải quyết tranh chấp theo quy định của LSMS, gồm:

(1) Chấp nhận việc chỉ định của Chủ tịch Hiệp hội luật gia;

(2) Công bằng và không thiên vị;

(3) Tiến hành thủ tục trung gian đúng quy định của LSMS;

          (4) Giữ bí mật thông tin liên quan đến tranh chấp.

2.2. Tiêu chuẩn đối với trung gian viên

– Giới thiệu Viện Trung gian Quốc tế Singapore (the Singapore International Mediation Institute – SIMI)[15]

Viện Trung gian Quốc tế Singapore (SIMI) được thành lập vào ngày 15 tháng 7 năm 2014 với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận được Bộ Pháp luật Singapore hỗ trợ. SIMI là một chi nhánh của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và được đặt tại Khoa Luật NUS.

Nhiệm vụ của SIMI là cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn cho các trung gian viên. Tuy nhiên, SIMI không tiến hành các khoá đào tạo hoặc đánh giá nhằm mục đích cấp chứng nhận tiêu chuẩn đối với trung gian viên, và cũng không cung cấp dịch vụ trung gian. Vậy, làm thế nào để các trung gian viên được SIMI cấp chứng nhận?

– Chương trình chứng nhận trung gian viên của SIMI (The SIMI Credentialing Scheme)

Chương trình này được xây dựng thành bốn cấp riêng biệt:[16]

(1) SIMI công nhận chính thức là trung gian viên cấp độ 1 (SIMI Accredited Mediator Level 1): để đạt được chứng chỉ này, trung gian viên chỉ cần tham gia và vượt qua một khóa đào tạo và đánh giá (SIMI Registered Training Program hay SIMI RTP) do một trong những đối tác đã đăng ký với SIMI;

(2) SIMI công nhận chính thức là trung gian viên cấp độ 2 (SIMI Accredited Mediator Level 2): để đạt được chứng chỉ cấp 2, trung gian viên đã được chứng nhận cấp 1 sẽ phải tiến hành thủ tục trung gian 5 buổi/50 giờ (5 full-scale mediations / 50 hours);

(3) SIMI công nhận chính thức là trung gian viên cấp độ 3 (SIMI Accredited Mediator Level 3): để đạt được chứng chỉ cấp 3, trung gian viên đã được chứng nhận cấp 2 sẽ phải tiến hành thủ tục trung gian 12 buổi/120 giờ (12 full-scale mediations/120 hours);

(4) Chứng nhận là trung gian viên của SIMI (SIMI Certified Mediator): Trung gian viên đạt được chứng chỉ cấp 3 sẽ phải làm trung gian cho 20 buổi/200 giờ (20 full-scale mediations/200 hours). Họ cũng sẽ cần phải vượt qua bài kiểm tra kiến thức và kỹ năng sau khi học qua Chương trình Đánh giá đủ điều kiện của SIMI (SIMI QAP).

Như vậy, Chương trình chứng nhận trung gian viên của SIMI được xây dựng theo hệ thống phân tầng. Điều này đảm bảo rằng các cá nhân có kỹ năng và kinh nghiệm trung gian khác nhau đều có thể nhận được sự công nhận. Các trung gian viên có cơ hội nhận được nhiều công việc hơn thông qua việc tiếp xúc nhiều hơn với người có nhu cầu sử dụng trung gian, và khẳng định chất lượng dịch vụ của họ bằng cách trở thành một trung gian viên của SIMI. Ngoài ra, trung gian viên của SIMI còn được hưởng những lợi ích riêng.

– Quyền lợi của các trung gian viên của SIMI

(1) Có thể sử dụng tên SIMI cho mục đích quảng cáo và kinh doanh của riêng họ, tùy thuộc vào các điều khoản và điều kiện áp dụng.

(2) Thông tin của các trung gian viên của SIMI được công bố trên website của SIMI và bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận.

(3) Cập nhật tin tức, được cung cấp tin tức độc quyền và đăng ký ưu tiên tham gia các sự kiện, hội thảo và hội nghị được tổ chức bởi SIMI hoặc đối tác của SIMI.

(4) Được cấp tài khoản người dùng cá nhân cho phép đăng nhập vào website SIMI, để truy cập và quản lý các thông tin được chia sẻ.

3. Kinh nghiệm về phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trung gian của Singapore đối với Việt Nam

* Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trung gian tại Việt Nam

          – Khái niệm “trung gian”

          Pháp luật Việt Nam không quy định phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trung gian, mà chỉ có hòa giải. Tuy nhiên, cũng không có sự phân biệt về trung gian và hòa giải, bởi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/2/2017 về hòa giải thương mại[17] – văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động hòa giải đưa ra định nghĩa: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”.[18] Theo đó, ta có thể hiểu hòa giải cũng là trung gian.

          – Nội dung chính của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP

          Nghị định quy định những nội dung cơ bản sau đây:

(1) Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại;

 (2) Quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại;

(3) Những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại;

(4) Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải;

 (5) Thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại;

(6) Điều kiện, hình thức hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

(7) Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

* Kinh nghiệm phát triển phương thức trung gian của Singapore đối với Việt Nam

          Thứ nhất, xây dựng Chương trình chứng nhận hòa giải viên tại Việt Nam

Mặc dù Nghị định số 22/2017/NĐ-CP có quy định tiêu chuẩn để trở thành hòa giải viên: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan; Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên; Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.[19]

          Song đây là những tiêu chuẩn chung chung, và không có một đơn vị nào chịu trách nhiệm về trình độ, cũng như chất lượng của hòa giải viên. Vì vậy, theo tôi, Việt Nam có thể cân nhắc xây dựng một Chương trình chứng nhận hòa giải viên tại Việt Nam, do một tổ chức độc lập thực hiện, theo kinh nghiệm thành lập Viện Trung gian Quốc tế Singapore (SIMI) và Chương trình chứng nhận trung gian viên của họ.

          Thứ hai, xây dựng Quy tắc đạo đức của hòa giải viên

Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cũng đã đề cập đến Quy tắc đạo đức của hòa giải viên thông qua quy định về quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên,[20] những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên.[21] Tuy nhiên, hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có quy tắc này. Do đó, trong thời gian tới, việc xây dựng Quy tắc đạo đức của hòa giải viên là cần thiết. Việt Nam có thể tham khảo Quy tắc ứng xử của trung gian viên của Hiệp hội luật gia Singapore. Và Quy tắc này có thể giao cho Hội luật gia Việt Nam soạn thảo.

Có thể thấy, lịch sử phát triển phương thức trung gian trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Singapore không quá lâu đời (từ những năm 1990). Song, đến nay, Singapore đã xây dựng được thương hiệu hàng đầu thế giới về dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trung gian, bên cạnh London, Paris, Geneva và Hong Kong. Có được kết quả như vậy là bởi Singapore có định hướng rõ ràng cho sự phát triển của phương thức trung gian, cũng như đảm bảo cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp chất lượng cao trên thực tế.

[1] http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/overview/chapter-3 (truy cập ngày 24/4/2017)

[2] Luật Trung gian đã được Quốc hội Singapore thông qua, nhưng chưa có hiệu lực. Văn bản này sẽ được đề cập trong phần cuối của mục 1.

[3] http://www.singaporelaw.sg/sglaw/arbitration-adr/arbitration-adr-in-singapore (truy cập ngày 24/4/2017)

[4] Đơn vị này không có chức năng giải quyết tranh chấp.

[5] http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/overview/chapter-3 (truy cập ngày 24/4/2017)

[6] SMC, http://www.mediation.com.sg/about-us/#our-statistics (truy cập ngày 24/4/2017)

[7] http://www.singaporelaw.sg/sglaw/arbitration-adr/arbitration-adr-in-singapore (truy cập ngày 24/4/2017)

[8] Xem Dự thảo Luật Trung gian tại http://statutes.agc.gov.sg/aol/search/display/view.w3p;ident=d5522556-b576-4097-bcab-98f442f00bcc;page=0;query=DocId%3A4187feb7-75ab-4d34-afcc-af44b11f2365%20Depth%3A0%20ValidTime%3A07%2F11%2F2016%20TransactionTime%3A07%2F11%2F2016%20Status%3Apublished;rec=0 (truy cập ngày 24/4/2017)

[9] https://www.gov.sg/~/sgpcmedia/media_releases/minlaw/speech/S-20170110-2/attachment/2R%20Speech%20-%20Mediation%20Bill%202016.pdf  (truy cập ngày 24/4/2017)

[10] Xem chi tiết “Law Society Mediation Scheme” tại: http://www.lawsociety.org.sg/For-Public/Dispute-Resolution-Schemes/Mediation-Scheme  (truy cập ngày 24/4/2017)

[11] The Law Society of Singapore, http://www.lawsociety.org.sg/About-Us (truy cập ngày 24/4/2017)

[12] http://www.lawsociety.org.sg/jusnewsg/newsletter/201703/news03.html

[13] Xem: Chief Justice Sundaresh Menon, “Mediation and the Rule of Law: http://www.supremecourt.gov.sg/Data/Editor/Documents/Keynote%20Address%20-%20Mediation%20and%20the%20Rule%20of%20Law%20(Final%20edition%20after%20delivery%20-%20090317).pdf (truy cập ngày 24/4/2017)

[14] Để tránh hiểu sai nội dung, tác giả trích nguyên gốc 2 điều khoản bằng tiếng Anh.

[15] SIMI, http://www.simi.org.sg/About-Us/Organisation-Information/About-SIMI (truy cập ngày 24/4/2017)

[16] SIMI, “About The SIMI Credentialing Scheme”,

 http://www.simi.org.sg/What-We-Offer/Mediators/SIMI-Credentialing-Scheme  (truy cập ngày 24/4/2017)

[17] Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2017.

[18] Khoản 1 Điều 3.

[19] Khoản 1 Điều 7.

[20] Điều 9.

[21] Điều 10.

Tác giả: Tào Thị Huệ

Giảng viên Khoa pháp luật thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài viết được đăng trong Kỷ yếu hội thảo “Phương thức trung gian trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế – kinh nghiệm cho Việt Nam” do Khoa pháp luật thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức tháng 4/2017.

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub