Xác định luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại toà án quốc gia
luật áp dụng là luật nơi có trụ sở của người bán, do vậy, luật áp dụng cho nội dung tranh chấp là luật Thụy Sĩ.
Xác định luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại toà án quốc gia
Với những tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các bên không có thoả thuận lựa chọn luật áp dụng, mà được đưa ra giải quyết tại toà án quốc gia, thì toà án có áp dụng pháp luật quốc tế hay không? Nếu có, thì dựa trên cơ sở pháp lý nào? Vấn đề này được thể hiện trong vụ tranh chấp sau đây:
Switzerland 30 November 1998 Commercial Court Zürich (Lambskin coat case)
[Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/981130s1.html]
Nước của bên bán: Switzerland (nguyên đơn)
Nước của bên mua: Liechtenstein (bị đơn)
Hàng hoá: Áo khoác da cừu
Ngày 23/10/1992, người bán Thụy Sĩ, nguyên đơn, đã ký hợp đồng bán áo khoác da cừu cho một người mua Liechtenstein, bị đơn, áo khoác sẽ được giao theo 5 đợt ở Belarus.
Đợt giao hàng thứ nhất (tháng 11/1992) và đợt giao hàng thứ hai (tháng 12/1992), người mua đã thanh toán.
Đợt giao hàng thứ ba và thứ tư được giao. Người mua đã thanhtoán 150.000 đô la Mỹ, còn 298.200 đô la Mỹ chưa thanh toán.
Về số hàng đã nhận, người mua thông báo cho người bán rằng,chất lượng không phù hợp với hợp đồng.
Hai bên dự kiến gặp nhau vào tháng 3/1993 để kiểm tra chất lượng hàng hoá. Nhưng, cuối cùng người mua gửi fax chongười bán, yêu cầu hoàn trả lại các khoản thanh toán (520.800 đô la Mỹ) và gửi lại 5.460 áo đã giao.
Người bán đã khởi kiện người mua trước Toà án Thuỵ Sĩ đòi phần còn lại của toàn bộ giá hợp đồng, đồng thời, yêu cầu phong toả số tiền 300.000 CHF của người mua.
Căn cứ vào
– Quy chế luật xung đột (Gesetz über das InternationalePrivatrecht; IPRG),
– Bộ luật tố tụng dân sự Thụy Sĩ (Zivilprozeßordnung; ZPO),
Công ước Lugano về thẩm quyền xét xử của toà án và thực thi phán quyếtcủa toà án về các vấn đề dân sự và thương mại (Lugano Übereinkommen über die GerichtlicheZuständigkeit und die Vollstreckung gerichtlicherEntscheidungen in Zivil- und Handelssachen vom 19.9.1988)
Toà án Thuỵ Sĩ (Zurich) có thẩm quyền giải quyết tranhchấp.
(2) Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp:
– Điều 1(2) của Quy chế luật xung đột (Gesetz über das Internationale Privatrecht; IPRG)
– Điều 3 (1) Công ước La Hay ngày 15 tháng 6 về Luật ápdụng cho mua bán hàng hóa quốc tế (HaagerÜbereinkommen nôn 15. Juni 1955).
Theo đó, luật áp dụng là luật nơi có trụ sở của người bán, do vậy, luật áp dụng cho nội dung tranh chấp là luật Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Thuỵ Sĩ là thành viên CISG, không bảo lưu Điều1(1)(b) CISG, Liechtenstein chưa là thành viên CISG. Nên CISG được áp dung để giải quyết vụ tranh chấp.
Người dịch: Tào Thị Huệ