Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

“Tính bảo mật” trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải

“Tính bảo mật” (Confidentiality) là ưu điểm, đồng thời cũng là nguyên tắc của hòa giải - một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải được hiểu là sự tham gia của một người thứ ba trung lập - hòa giải viên - hỗ trợ các bên thương lượng, trao đổi cởi mở và tiết lộ các tình tiết, thông tin quan trọng của vụ tranh chấp.

0 2.089

“Tính bảo mật” trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải

“Tính bảo mật” (Confidentiality) là ưu điểm, đồng thời cũng là nguyên tắc của hòa giải – một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải được hiểu là sự tham gia của một người thứ ba trung lập – hòa giải viên – hỗ trợ các bên thương lượng, trao đổi cởi mở và tiết lộ các tình tiết, thông tin quan trọng của vụ tranh chấp. Sự cởi mở trong trao đổi thông tin giữa các bên làm tăng khả năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.

Tuy nhiên, khi các bên thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, và kể cả sau khi hòa giải thành, thì cũng không đồng nghĩa với việc tranh chấp này sẽ không được đưa ra giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài nữa. Chính vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của các bên tham gia hòa giải là làm thế nào thông tin mà các thông tin họ tiết lộ được bảo vệ, được giữ bí mật, và không được sử dụng để chống lại họ khi giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trọng tài.

Do đó, trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực trạng quy định về “tính bảo mật” của hòa giải theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, phân tích quy định về “tính bảo mật” của hòa giải trong Luật mẫu của UNCITRAL về hòa giải thương mại quốc tế và thỏa thuận hòa giải thành năm 2018, pháp luật hòa giải trong nước của Singapore. Trên cơ sở đó, đưa ra bình luận, cùng một số kiến nghị, nhằm hoàn thiện quy định “tính bảo mật” trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải tại Việt Nam.

  1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về “tính bảo mật” trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải

Tại Việt Nam, hòa giải thương mại được quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2017 về hòa giải thương mại (Nghị định 22/2017/NĐ-CP).[1] Và hòa giải thương mại là “phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này” (khoản 1 Điều 3).

“Tính bảo mật” trong hòa giải thương mại được thừa nhận là một nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại tại Việt Nam. Khoản 2 Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định: “Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”.

Tuy nhiên, các quy định chi tiết về “tính bảo mật” trong hòa giải trong Nghị định 22/2017/NĐ-CP rất hạn chế, chỉ gồm:

– Quy định bảo mật thông tin là quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP:

1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây: […] b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây: […] c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật”.

– Quy định cấm tiết lộ thông tin đối với hòa giải viên thương mại tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 22/2017/NĐ-CP: “Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, mặc dù đưa ra nguyên tắc chung “các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật”, nhưng:

Thứ nhất, thực tế quy định chi tiết về “tính bảo mật” trong hòa giải thương mại chủ yếu tập trung vào chủ thể có quyền và nghĩa vụ bảo mật thông tin là hòa giải viên. Mà không có quy định về bảo mật thông tin với các chủ thể khác cũng tham gia quá trình hòa giải, như chuyên gia, nhân chứng, người phiên dịch hoặc luật sư.

Thứ hai, “các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải” thuộc phạm vi được bảo mật là gì? Pháp luật Việt Nam hiện hành về hòa giải cũng chưa có quy định để định nghĩa. Thêm vào đó, việc sử dụng thuật ngữ không thống nhất giữa các quy định trong Nghị định 22/2017/NĐ-CP cũng dễ dàng nhận thấy, ví dụ: Điều 4 sử dụng “các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải”. Điều 9 sử dụng “thông tin về vụ tranh chấp”, “thông tin về vụ tranh chấp”. Còn Điều 10 lại sử dụng “thông tin về vụ việc, khách hàng”.

Thứ ba, “các bên tranh chấp” được đề cập đến trong Nghị định 22/2017/NĐ-CP chỉ được đề cập dưới góc độ cho phép tiết lộ thông tin, gồm:

(1) Các thông tin liên quan quan đến vụ việc hòa giải được tiết lộ hoặc hòa giải viên được tiết lộ thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, nếu được các bên tranh chấp đồng ý.

(2) Các bên tranh chấp có các quyền sau đây: “c) Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai” (điểm c khoản 1 Điều 13).

Thứ tư, Nghị định 22/2017/NĐ-CP không hề có một quy định nào về việc xác định “các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải” nào có thể/không thể trở thành chứng cứ khi tranh chấp tiếp tục được giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài.

Trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015[2] không có quy định về việc có sử dụng các thông tin được tiết lộ trong quá trình hòa giải có trở thành chứng cứ trước tòa án hoặc trọng tài hay không. Vì vậy, nếu tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại khoản 1 Điều 6 và điểm a khoản 2 Điều 97,[3] thì các bên đương sự có được phép giao nộp những thông tin được tiết lộ trong quá trình hòa giải cho tòa án với tư cách là “chứng cứ” hay không? Hòa giải viên, và các chủ thể khác tham gia vào giải quyết tranh chấp bằng hòa giải có thể trở thành “người làm chứng” hay không? Pháp luật Việt Nam hiện hành về hòa giải thương mại chưa có câu trả lời.

Tương tự như vậy, trong Luật trọng tài thương mại năm 2010,[4] cũng không có quy định liên quan đến sử dụng chứng cứ là các thông tin “các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải” mà chỉ có một (01) quy định liên quan đến phương thức hòa giải là: những người đã là hòa giải viên của vụ tranh chấp thì không được tiếp tục trở thành trọng tài viên để giải quyết vụ tranh chấp đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (điểm d khoản 1 Điều 42).

  1. Quy định về “tính bảo mật” trong Luật mẫu của UNCITRAL về hòa giải thương mại quốc tế và thỏa thuận hòa giải thành năm 2018

Luật Mẫu về hòa giải thương mại quốc tế lần đầu tiên được Ủy ban về luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) thông qua vào năm 2002.[5] Theo thống kê trên website chính thức của UNCITRAL, có 33 quốc gia tuyên bố tham khảo, hoặc dựa trên quy định của Luật Mẫu về hòa giải thương mại quốc tế năm 2002 (Luật mẫu năm 2002) trong quá trình xây dựng pháp luật hòa giải trong nước.[6] Năm 2018, UNCITRAL đã thông qua “Luật mẫu về hòa giải thương mại quốc tế và thỏa thuận hòa giải thành”  sửa đổi Luật mẫu năm 2002 (Luật mẫu năm 2018).[7]

Điểm khác biệt dễ nhận thấy của Luật mẫu năm 2018 so với Luật mẫu năm 2002 là việc sử dụng thuật ngữ “hòa giải” – “Mediation” và “Conciliation”.

Mặc dù đều được dịch sang tiếng Việt là “hòa giải”, song Luật mẫu năm 2002 sử dụng thuật ngữ là “Conciliation” trong tên Luật và trong nội dung của Luật, và trong phần định nghĩa “Conciliation” bao gồm cả “Mediation”. Nhưng Luật mẫu năm 2018 thì thống nhất sử dụng từ “Mediation” trong tên và nội dung của Luật. Và trong phần định nghĩa “hòa giải” tại khoản 3 Điều 1 Luật mẫu năm 2018, “Mediation” bao gồm “Conciliation”. Tuy nhiên, sự thay đổi về thuật ngữ này không làm thay đổi bất kỳ ý nghĩa, bản chất của khái niệm “hòa giải” trong 2 phiên bản Luật mẫu.[8] Theo đó, “hòa giải là một quá trình, có thể được diễn đạt bằng hòa giải, trung gian hoặc cách diễn đạt tương tự khác, theo đó, các bên tranh chấp yêu cầu một bên (hòa giải viên) hỗ trợ họ đạt được một giải pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng hoặc mộtquan hệ pháp luật khác. Hòa giải viên không có thẩm quyền áp đặt một giải pháp giải quyết tranh chấp cho các bên”.

“Tính bảo mật” trong hòa giải theo quy định tại Điều 9, 10, 11 của Luật mẫu năm 2018. Và đặc biệt, nội dung các quy định này là giống hệt quy định tại Điều 8, 9 và 10 Luật mẫu năm 2002.[9] Theo đó:

Thứ nhất, chủ thể có quyền và nghĩa vụ đảm bảo “tính bảo mật” gồm các bên tranh chấp, hòa giải viên, và chủ thể khác có tham gia vào quá trình hòa giải;

Thứ hai, phạm vi thông tin được bảo mật là tất cả “các thông tin liên quan đến quá trình hòa giải” (“information relating to the mediation proceedings”). Những thông tin này “không chỉ các thông tin được tiết lộ  trong quá trình hòa giải mà còn cả diễn biến và kết quả của quá trình này, cũng như các nội dung liên quan đến hòa giải được xử lý trước khi ký thỏa thuận hòa giải, chẳng hạn như: các cuộc thảo luận liên quan đến cơ hội hòa giải, các điều khoản của thỏa thuận hòa giải, sự lựa chọn hòa giải viên, đề nghị hòa giải và việc chấp nhận hay từ chối đề nghị hòa giải”.[10]

Thứ ba, nội dung của “tính bảo mật” trong hòa giải thể hiện thông qua ba khía cạnh là:

(1) Bảo mật “các thông tin liên quan đến quá trình hòa giải” (“information relating to the mediation proceedings”) là một nguyên tắc

Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, tất cả “các thông tin liên quan đến quá trình hòa giải” sẽ được giữ bí mật, trừ trường hợp cần tiết lộ theo luật hoặc nhằm mục đích thực hiện hoặc thi hành thỏa thuận hòa giải thành.

Theo đó, các bên tham gia hòa giải có nghĩa vụ bảo mật “các thông tin liên quan đến quá trình hòa giải”, không phụ thuộc vào việc giữa các bên có thỏa thuận bảo mật trong hòa giải hay không.

(2) Việc bảo mật thông tin liên quan đến tranh chấp do một bên tiết lộ cho hòa giải viên

Khi hòa giải viên nhận được thông tin liên quan đến tranh chấp từ một bên, hòa giải viên có thể tiết lộ nội dung của thông tin đó cho bất kỳ bên nào khác trong phiên hòa giải. Tuy nhiên, khi một bên cung cấp bất kỳ thông tin nào cho hòa giải viên, với một điều kiện cụ thể là nó được giữ bí mật, thông tin đó sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ bên nào khác trong phiên hòa giải.

(3) Những thông tin không được coi là chứng cứ trong tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài hoặc thủ tục tố tụng tương tự khác

Khoản 1 Điều 11 Luật mẫu năm 2018 quy định các bên tranh chấp, hòa giải viên và bất kỳ bên thứ ba nào khác, bao gồm cả những người tham gia hỗ trợ hành chính trong quá trình hòa giải không được dựa vào, giới thiệu chứng cứ hoặc làm chứng hoặc cung cấp chứng cứ là các thông tin được liệt kê dưới đây trong tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài hoặc thủ tục tố tụng tương tự khác:

– Đề nghị hòa giải hoặc chấp nhận đề nghị tham gia hòa giải;

– Các quan điểm hoặc đề xuất của một bên trong phiên hòa giải liên quan đến việc giải quyết tranh chấp;

– Nhận định hoặc sự thừa nhận của một bên trong quá trình hòa giải;

– Các đề xuất của hòa giải viên;

– Một bên tranh chấp đã thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận đề nghị giải quyết của hòa giải viên;

– Tài liệu được chuẩn bị chỉ nhằm sử dụng cho quá trình hòa giải.

Có thể thấy, những thông tin trên đều là thông tin chỉ nhằm mục đích sử dụng cho quá trình hòa giải. Vì các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, nên những thông tin này mới được tiết lộ. Do đó, khi tranh chấp được tiếp tục giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài, các chủ thể tham gia hòa giải không được tiết lộ các thông tin này trước tòa án hoặc trọng tài cũng không ảnh hưởng đến việc thu thập chứng cứ và xét xử nội dung tranh chấp.

Nếu các thông tin chỉ nhằm mục đích sử dụng cho quá trình hòa giải được liệt kê ở trên vẫn bị tiết lộ để làm chứng cứ, thì tòa án hoặc trọng tài có nghĩa vụ không được chấp nhận các thông tin đó làm chứng cứ để giải quyết vụ tranh chấp (khoản 3 Điều 11).

  1. “Tính bảo mật” trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải tại Singapore

Trước năm 2017, hoạt động của hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Singapore không có luật riêng để điều chỉnh. Các nguyên tắc chung của hợp đồng sẽ có hiệu lực khi xét các điều khoản lựa chọn phương thức hòa giải trong hợp đồng, và việc thỏa thuận lựa chọn phương thức hòa giải không loại trừ thẩm quyền của tòa án.[11]

Vào tháng 4/2013, trong bối cảnh tăng trưởng mạnh về thương mại, đầu tư ở châu Á và nhu cầu tương ứng đối với các dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại xuyên biên giới, Ngài Chánh án Sundaresh Menon và Bộ Pháp luật Singapore đã chỉ định Edwin Glasgow CBE QC và George Lim SC, đồng chủ tịch một Nhóm Công tác thực hiện chương trình phát triển phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Singapore.[12]

Một trong những đề xuất của Nhóm Công tác được Bộ Pháp luật Singapore xem xét, đó là xây dựng pháp luật trong nước của Singapore để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức hòa giải. Dự thảo Luật Hòa giải (Mediation Bill)  của Singapore lần đầu tiên được soạn thảo[13] và Quốc hội của Singapore thông qua vào ngày 10/1/2017. Luật Hòa giải (Mediation Act) của Singapore chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2017.[14]

Theo khoản 1 Mục 3  Luật Hòa giải của Singapore, “1. “Hòa giải được hiểu là một quá trình bao gồm một hoặc nhiều phiên, trong đó một hoặc nhiều hòa giải viên giúp các bên tham gia tranh chấp thực hiện bất kỳ hoặc tất cả các hoạt động dưới đây, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần của tranh chấp:

(a) Xác định các vấn đề đang tranh chấp;

(b) Nghiên cứu nêu ra các phương án giải quyết tranh chấp;

(c) Hỗ trợ các bên gặp gỡ, trao đổi với nhau;

(d) Giúp các bên tự nguyện đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp.”

Trong Luật Hòa giải của Singapore không có thuật ngữ “tính bảo mật” (confidentiality). Tuy nhiên, pháp luật Singapore thừa nhận “tính bảo mật” (confidentiality) là đặc trưng của hòa giải.[15] Và trên thực tế, Luật này đưa ra quy định:

Thứ nhất, “thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” (“mediation communications”) không được tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào, trừ các trường hợp ngoại lệ;[16]

Thứ hai, “Các thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” (“mediation communications”) không được coi là chứng cứ trước tòa án và hội đồng trọng tài, trừ trường hợp quy định tại Mục 11.[17]

“Các thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” (“mediation communications”), bao gồm: thông tin được nói hoặc hành vi được thực hiện, các tài liệu được chuẩn bị hoặc thông tin được cung cấp cho mục đích hòa giải, bao gồm cả thỏa thuận lựa chọn phương thức hòa giải, hay nội dung thỏa thuận hòa giải thành (Mục 2).

Thứ ba, quy định về trường hợp ngoại lệ được phép tiết lộ thông tin

Khoản 2 Mục 9, khoản 3 Mục 9 và khoản 2 Mục 11 Luật Hòa giải của Singapore quy định về các trường hợp ngoại lệ được tiết lộ “các thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” theo hai nhóm:

(1) Một là, tiết lộ thông tin cho bên thứ ba liên quan đến hòa giải

Bên thứ ba (“third party”) là người có tham gia vào quá trình hòa giải, nhưng không phải với tư cách là một bên tranh chấp, hòa giải viên hoặc người cung cấp dịch vụ hòa giải (Mục 2 Luật Hòa giải của Singapore).

Khoản 2 Mục 9 Luật Hòa giải của Singapore quy định mười (10) trường hợp được tiết lộ thông tin cho người thứ ba liên quan đến hòa giải, gồm: trường hợp các thông tin được tiết lộ theo thỏa thuận của tất cả các bên tranh chấp; thông tin thuộc sở hữu, quản lý của người thứ ba, không phải các bên tranh chấp và họ đồng ý tiết lộ thông tin; thông tin đã được công bố trước khi các bên tiết lộ; tiết lộ thông tin để được tư vấn pháp lý; thông tin được tiết lộ để bảo vệ một người khỏi xâm phạm tính mạng, sức khỏe; hoặc tiết lộ thông tin liên quan đến một hành vi phạm tội hoặc bất hợp pháp; … Trong các trường hợp khác, một người muốn tiết lộ “các thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” phải được sự cho phép của tòa án hoặc hội đồng trọng tài.

(2) Hai là, tiết lộ “các thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” để làm chứng cứ khi giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trọng tài.

Khoản 2 Mục 11 Luật Hòa giải của Singapore quy định trường hợp “các thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” được coi là chứng cứ trước tòa án, hoặc hội đồng trọng tài, là: Thông tin được tiết lộ theo khoản 2 Mục 9; Thông tin được tiết lộ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng (public interest); bất kỳ trường hợp hoặc vấn đề nào khác theo quyết định của tòa án hoặc hội đồng trọng tài.

Tuy nhiên, các thông tin được cung cấp theo các trường hợp trên phải đáp ứng được những điều kiện sau đây mới được coi là chứng cứ:[18]

+ Nếu thông tin được tiết lộ trước tòa án, thì nội dung này phải được nộp cho tòa án trước khi xét xử;

+ Nếu thông tin được tiết lộ trước hội đồng trọng tài, thì nội dung này phải được nộp cho hội đồng trọng tài trước khi xét xử;
+ Trong các trường hợp khác, phải tuân theo quyết định của Tòa án tối cao.

Những nội dung nêu trên cho thấy, trong Luật Hòa giải của Singapore đã thừa nhận việc bảo mật “các thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải”, nhưng trường hợp ngoại lệ được phép tiết lộ thông tin cho bên thứ ba có liên quan đến hòa giải và các thông tin được coi là chứng cứ trước tòa án hoặc hội đồng trọng tài lại rất rộng. Thậm chí, Luật này còn trao cho tòa án hoặc hội đồng trọng tài quyền tự quyết định các trường hợp ngoại lệ khác được tiết lộ thông tin, mà không được liệt kê trong Luật.

  1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về “tính bảo mật” trong hòa giải thương mại

So sánh Luật mẫu năm 2018, Luật Hòa giải của Singapore nêu trên cho thấy quy định về “tính bảo mật” trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải thể hiện thông qua những nội dung sau đây:

Thứ nhất, bảo mật thông tin là nguyên tắc của giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải

Điểm giống nhau giữa Luật mẫu năm 2018, Luật Hòa giải của Singapore đều thừa nhận “tính bảo mật” trong hòa giải. Bảo mật là nguyên tắc của hòa giải. Vì vậy, bảo mật thông tin trong hòa giải đương nhiên được thực hiện, mà không cần có thêm thỏa thuận về việc bảo mật thông tin giữa các bên tranh chấp.

Thứ hai, quy định về chủ thể bảo mật thông tin:

Quá trình hòa giải diễn ra, không chỉ có sự tham gia của các bên tranh chấp và hòa giải viên, mà còn có thể có sự tham gia của nhiều chủ thể khác có liên quan. Vì vậy, để đảm bảo quy định về “tính bảo mật” được tuân thủ, pháp luật về hòa giải cần có quy định cụ thể. Điều này được thể hiện rõ trong Luật mẫu năm 2018, chủ thể có nghĩa vụ bảo mật thông tin gồm: các bên tranh chấp, hòa giải viên, và chủ thể khác có tham gia vào quá trình hòa giải có nghĩa vụ bảo mật.

Còn Luật Hòa giải của Singapore sử dụng từ “một người” (“a person”), mặc dù không diễn giải cụ thể, nhưng có thể xác định được một số chủ thể gồm các bên tranh chấp và người sở hữu, quản lý tài liệu, thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải.[19] Luật này cũng không quy định rõ về hòa giải viên và các chủ thể khác tham gia vào quá trình hòa giải.

Thứ ba, quy định phạm vi thông tin được bảo mật

Luật mẫu năm 2018 quy định phạm vi thông tin được bảo mật là tất cả “các thông tin liên quan đến quá trình hòa giải” (“information relating to the mediation proceedings”).

Với Luật Hòa giải của Singapore thì giới hạn trong “các thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” (“mediation communications”).

Thứ tư, có hai cách tiếp cận khi quy định nội dung của “tính bảo mật” trong giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Cách tiếp cận thứ nhất theo quy định của Luật mẫu năm 2018, “tính bảo mật” trong giải quyết tranh chấp bằng hòa giải gồm 3 nội dung:

(i) Tất cả “các thông tin liên quan đến quá trình hòa giải” sẽ được giữ bí mật, trừ trường hợp cần tiết lộ theo luật hoặc nhằm mục đích thực hiện hoặc thi hành thỏa thuận hòa giải thành;

(ii) Bảo mật thông tin liên quan đến tranh chấp do một bên tiết lộ cho hòa giải viên;

(iii) Liệt kê thông tin chỉ nhằm sử dụng cho việc tiến hành thủ tục hòa giải, không được coi là chứng cứ trong tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài hoặc thủ tục tố tụng tương tự khác.

Cách tiếp cận thứ hai trong Luật Hòa giải của Singapore, “tính bảo mật” trong giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thể hiện thông qua quy định:

(i) Nguyên tắc các “thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” không được phép tiết lộ;

(ii) Nguyên tắc “thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” không được sử dụng làm chứng cứ trước tòa án hoặc trọng tài;

(iii) Các trường hợp ngoại lệ được phép tiết lộ “thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải” cho bên thứ ba liên quan đến hòa giải, được sử dụng là chứng cứ trước tòa án, hoặc hội đồng trọng tài.

Rõ ràng, Luật mẫu năm 2018 không quy định chi tiết trường hợp được tiết lộ thông tin cho bên thứ ba liên quan đến hòa giải, được sử dụng là chứng cứ trước tòa án, hoặc hội đồng trọng tài như Luật Hòa giải của Singapore. Nhưng thực chất, từ khi xây dựng Luật mẫu năm 2002, Nhóm công tác cũng đã tính đến một danh sách các trường hợp ngoại lệ, song lại lo ngại vấn đề giải thích pháp luật, và đặc biệt là liệu danh sách liệt kê như vậy không chắc chắn có đầy đủ hay không, do đó, việc quy định các trường hợp ngoại lệ sẽ do các quốc gia tự điều chỉnh, khi tiến hành nội luật hóa Luật mẫu.[20]

Pháp luật Việt Nam hiện hành về “tính bảo mật” trong hòa giải thương mại còn nhiều điểm hạn chế. Nhu cầu hoàn thiện quy định về về “tính bảo mật” cũng rất cấp thiết, nhằm đảm bảo cho sự phát triển của hòa giải thương mại tại Việt Nam. Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu quy định của Luật mẫu 2018 và Luật Hòa giải của Singapore, tác giả đưa ra một số đề xuất cụ thể sau đây:

Thứ nhất, việc hoàn thiện quy định về “tính bảo mật” trong hòa giải thương mại nên tiếp tục có sự tham khảo, tiếp thu có chọn lọc quy định của Luật mẫu năm 2018, để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam.

Thứ hai, cần sửa đổi quy định định nghĩa về “hòa giải thương mại”

Định nghĩa về “hòa giải thương mại” theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP không rõ ràng. Theo đó, “hòa giải thương mại” đang được định nghĩa là: “hòa giải viên thương mại” làm “trung gian hòa giải” để “hỗ trợ giải quyết tranh chấp”. Có thể tham khảo cách soạn thảo của Luật mẫu 2018 và Luật Hòa giải của Singapore, hòa giải được giải thích là một quá trình và được thực hiện thông các các hoạt động cụ thể.

Thứ ba, xác định rõ các chủ thể có nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải

Như đã phân tích ở trên, đây là điểm còn hạn chế của Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Xác định rõ các chủ thể có nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải gồm: các bên tranh chấp và đại diện của họ, hòa giải viên, nhân chứng, phiên dịch viên, chuyên gia, người thẩm định hỗ trợ hành chính trong thủ tục hòa giải và những người liên quan khác.

– Thứ tư, bổ sung quy định giải thích “thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải” là gì?

Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Việt Nam quy định phạm vi thông tin được bảo mật là “các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải”, mà không có quy định giải thích. Song, có thể đoán định phạm vi thông tin được bảo mật trong Nghị định 22/2017/NĐ-CP tương tự như quy định của Luật mẫu 2002. Bởi, Khi xây dựng Nghị định này, cơ quan soạn thảo có tham khảo Luật Mẫu của UNCITRAL về hòa giải thương mại quốc tế năm 2002.[21] Tuy nhiên, vì Luật mẫu năm 2002 cũng như Luật mẫu năm 2018 không có quy định giải thích, Việt Nam có thể tham khảo thêm quy định về khái niệm “thông tin được cung cấp trong quá trình hòa giải”  trong Luật Hòa giải của Singapore.

Thứ năm, quy định rõ phạm vi của nghĩa vụ bảo mật thông tin trong và sau thủ tục hòa giải

Về vấn đề này, tác giả cho rằng nên tham khảo quy định của Luật mẫu năm 2018 để xác định rõ phạm vi của nghĩa vụ bảo mật thông tin trong và sau thủ tục hòa giải theo các nhóm:

(1) Nhóm 1: Bảo mật thông tin giữa các bên tranh chấp với nhau, khi một trong các bên tiết lộ thông tin riêng cho hòa giải viên trong quá trình hòa giải;

(2) Nhóm 2: Bảo mật thông tin đối với bên thứ ba không tham gia hòa giải;

(3) Nhóm 3: Bảo mật thông tin với các phương thức giải quyết tranh chấp sau hòa giải (tòa án, trọng tài)

Thứ sáu, bổ sung quy định chi tiết “thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải” không được coi là chứng cứ trước tòa án hoặc trọng tài

Pháp luật Việt Nam hiện hành về hòa giải thương mại đang không có quy định điều chỉnh về vấn đề này. Do đó, khi xây dựng nội dung quy định, phải đảm bảo những thông tin mà mỗi bên tranh chấp cung cấp cho phía bên kia với sự thiện chí, nỗ lực đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp sẽ không được sử dụng làm chứng cứ tại tòa án hoặc trọng tài để chống lại họ, trừ các trường hợp ngoại lệ do các bên thỏa thuận hoặc luật quy định. Tòa án, trọng tài không được triệu tập hòa giải viên, bất kỳ chủ thể nào khác tham gia vào quá trình hòa giải với tư cách là nhân chứng. Các trường hợp ngoại lệ “thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải” được coi là chứng cứ trước tòa án hoặc trọng tài cũng nên quy định liệt kê cụ thể (có thể tham khảo theo mô hình của Luật Hòa giải của Singapore).

Và phải thống nhất rằng, quy định “thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải” không được coi là chứng cứ trước tòa án hoặc trọng tài không hề mâu thuẫn với quyền thu thập chứng cứ, giao nộp chứng cứ của các bên. Các bên tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án/trọng tài có quyền thu thập chứng cứ, nhưng phải từ một nguồn khác, chứ không phải từ một nguồn duy nhất là sự tiết lộ, thừa nhận của bên kia trong quá trình hòa giải.

Cuối cùng, có thể khẳng định “tính bảo mật” là nguyên tắc, là yếu tố cốt lõi đảm bảo chắc chắn cho sự thành công và phát triển của phương thức hòa giải thương mại nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Song, quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về “tính bảo mật” trong hòa giải thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, tham khảo quy định của Luật mẫu năm 2018, kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong nước về hòa giải của nhiều quốc gia (như Singapore) để có thể dần hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về “tính bảo mật” trong hòa giải thương mại./.

[1] Xem tại: Bộ Tư pháp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật,  “Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2017 về hòa giải thương mại”, http://vbpl.vn/botuphap/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=119091 (truy cập ngày 09/5/2019)

[2] Xem tại: Bộ Tư pháp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, “Bộ luật tố tụng dân sự” năm 2015, http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=96115 (truy cập ngày 09/5/2019)

[3] Xem: Khoản 1 Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”.  Và điểm a khoản 2 Điều 97. Xác minh, thu thập chứng cứ của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ: a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng”.

[4] Xem tại: Bộ Tư pháp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, “Luật Trọng tài thương mại” năm 2010, http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=25700 (truy cập ngày 09/5/2019)

[5] UNCITRAL, “UNCITRAL Model Law on International Commercial Conciliation with Guide to Enactment and Use 2002”, xem tại:

https://uncitral.un.org/sites/uncitral.un.org/files/media-documents/uncitral/en/03-90953_ebook.pdf (truy cập ngày 09/5/2019)

[6] UNCITRAL, “Status: UNCITRAL Model Law on International Commercial Conciliation (2002)”, xem tại:

https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/modellaw/commercial_conciliation/status (truy cập ngày 09/5/2019)

Lưu ý: Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có Malaysia tuyên bố việc tham khảo Luật mẫu năm 2002 trong xây dựng pháp luật hòa giải trong nước (Luật Hòa giải của Malaysia năm 2012).

[7] UNCITRAL, “UNCITRAL Model Law on International Commercial Mediation and International Settlement Agreements Resulting from Mediation, 2018 (amending the UNCITRAL Model Law on International Commercial Conciliation, 2002)”, xem tại:

https://uncitral.un.org/sites/uncitral.un.org/files/media-documents/uncitral/en/annex_ii.pdf (truy cập ngày 09/5/2019)

[8] Xem tại: https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/modellaw/commercial_conciliation (truy cập ngày 05/5/2019)

[9] Luật mẫu năm 2002 quy định “tính bảo mật” của hòa giải tại các Điều 8, 9 và 10.

[10] UNCITRAL, “Model Law on International Commercial Conciliation with Guide to Enactment and Use 2002”, p.41, xem tại: https://www.uncitral.org/pdf/english/texts/arbitration/ml-conc/03-90953_Ebook.pdf (truy cập ngày 09/5/2019)

[11] Singapore Academy of Law, “Alternative Dispute Resolution in Singapore”, xem tại:

http://www.singaporelaw.sg/sglaw/arbitration-adr/arbitration-adr-in-singapore (truy cập ngày 9/5/2019)

[12] Singapore International Mediation Centre, “Mediation Goes Global in Singapore”, xem tại: http://simc.com.sg/2015/12/01/mediation-goes-global-in-singapore/ (truy cập ngày 9/5/2019)

[13] Xem Dự thảo Luật Hòa giải của Singapore tại:        http://statutes.agc.gov.sg/aol/search/display/view.w3p;ident=d5522556-b576-4097-bcab-98f442f00bcc;page=0;query=DocId%3A4187feb7-75ab-4d34-afcc-af44b11f2365%20Depth%3A0%20ValidTime%3A07%2F11%2F2016%20TransactionTime%3A07%2F11%2F2016%20Status%3Apublished;rec=0 (truy cập ngày 24/4/2017)

[14] Legislation Division of the Singapore Attorney-General’s Chambers, “Mediation Act 2017”, xem tại: https://sso.agc.gov.sg/Act/MA2017 (truy cập ngày 09/5/2019)

[15] QUEK ANDERSON, Dorcas, “A coming of age for mediation in Singapore? Mediation Act 2016” (2017), Singapore Academy of Law Journal. 29, 275-293. Research Collection School Of Law, xem tại: https://ink.library.smu.edu.sg/cgi/viewcontent.cgi?article=4297&context=sol_research (truy cập ngày 09/5/2019)

[16] Khoản 1 Mục 9 Luật Hòa giải của Singapore.

[17] Mục 10 Luật Hòa giải của Singapore.

[18] Khoản 3 Mục 11 Luật Hòa giải của Singapore

[19] Xem Mục 9 Luật Hòa giải của Singapore.

[20] UNCITRAL, “Model Law on International Commercial Conciliation with Guide to Enactment and Use 2002”, p.42, xem tại: https://www.uncitral.org/pdf/english/texts/arbitration/ml-conc/03-90953_Ebook.pdf (truy cập ngày 09/5/2019)

[21] Bộ Tư pháp. “Tờ trình về dự thảo Nghị định về hòa giải thương mại” ngày 18/6/2015, xem tại: https://moj.gov.vn/dtvb/dtvbp/Lists/DsDuThao/Attachments/271/Du%20thao%20To%20trinh%2018.6.2015.doc (truy cập ngày 09/5/2019)

Tác giả: Tào Thị Huệ

Giảng viên Khoa Pháp luật thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài viết được đăng trên Chuyên san: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại và hòa giải thương mại” của Tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2019

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub