Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Tòa án cũng có quyền giám sát quá trình Trọng tài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, việc giám sát này phải đảm bảo, Trọng tài hoạt động độc lập, phiên tòa công bằng được duy trì, các bên được đối xử bình đẳng. Ngoài ra, sự hỗ trợ và giám sát của Tòa án cũng giúp nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của Trọng tài.

0 2.379

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

                                                                          

1. Khái quát chung về mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra ngày càng nhiều và ngày càng phức tạp. Và khi tranh chấp xảy ra, đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo uy tín của các thương nhân. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đáp ứng được những yêu cầu đó, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở hầu như các nước trên thế giới. Với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp, Trọng tài tồn tại độc lập với Tòa án quốc gia. Song, hiện nay, pháp luật trọng tài đa số các nước đều quy định về sự hỗ trợ, giám sát của Tòa án đối với Trọng tài trong hoạt động giải quyết tranh chấp. Có hai lý do quan trọng khiến Trọng tài cần sự hỗ trợ có thiện chí của Tòa án trong những trường hợp cần thiết, đó là: thiếu quyền lực cưỡng chế và không có sẵn một Hội đồng Trọng tài để giải quyết mọi tranh chấp thương mại quốc tế[1]. Tòa án cũng có quyền giám sát quá trình Trọng tài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, việc giám sát này phải đảm bảo, Trọng tài hoạt động độc lập, phiên tòa công bằng được duy trì, các bên được đối xử bình đẳng. Ngoài ra, sự hỗ trợ và giám sát của Tòa án cũng giúp nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của Trọng tài.

Trong lịch sử phát triển của Trọng tài, pháp luật trọng tài một số nước quy định sự kiểm soát chặt chẽ của Tòa án nhà nước đối với Trọng tài và các quyết định do Trọng tài ban hành. Theo đó, quyết định Trọng tài có thể xem xét lại toàn diện, kể cả luật áp dụng. Trên cơ sở xem xét, Tòa án có quyền yêu cầu Trọng tài trình bày cơ sở để ban hành quyết định Trọng tài, hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần quyết định Trọng tài, trả cho Trọng tài xem xét tranh chấp lại từ đầu (giống thủ tục phúc thẩm tại Tòa án). Quan điểm này được thể hiện trong Luật Trọng tài Anh năm 1950 (Điều 22 (1)), năm 1979 (Điều 21), Luật Trọng tài thương mại Australia 1984 (Điều 38)[2], cũng quy định tương tự như vậy trong Luật Trọng tài Myanmar 1944 và một số nước theo hệ thống pháp luật common law vào thời gian này[3].

 

Nhưng đến nay, đa số các nước đều đưa Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) năm 1985, sửa đổi, bổ sung năm 2006 (Luật Mẫu của UNCITRAL) vào pháp luật quốc gia, như Luật Trọng tài Anh 1996, Luật Trọng tài Đức 1998, Luật Trọng tài Thương mại quốc tế 1993 của Liên Bang Nga, Luật Trọng tài Trung Quốc 1994, Luật Trọng tài Hàn Quốc 1999… Và pháp luật các quốc gia này công nhận thẩm quyền của Trọng tài: Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền xem xét và ra phán quyết để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; đồng thời cũng quy định Tòa án hỗ trợ và giám sát Trọng tài, nhưng chỉ giới hạn về mặt thủ tục tố tụng Trọng tài. Luật Trọng tài Anh hiện hành (1996) được soạn thảo và được nhấn mạnh ngay từ đầu nguyên tắc, dưới sự bảo trợ của của Đạo luật, Tòa án sẽ sử dụng quyền của mình liên quan đến giám sát và hỗ trợ Trọng tài một cách hạn chế và chỉ trong trường hợp cần thiết[4].

Sự hỗ trợ và giám sát của Tòa án bao gồm:

– Tòa án hỗ trợ thi hành thỏa thuận trọng tài;

– Tòa án hỗ trợ thành lập Hội đồng Trọng tài;

– Tòa án giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng Trọng tài về thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài;

– Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Tòa án hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ;

– Hủy phán quyết trọng tài;

– Công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Tòa án không được quyền xem lại nội dung phán quyết của Trọng tài, kể cả khi một bên yêu cầu Tòa án hủy phán quyết Trọng tài, Tòa án cũng chỉ dựa vào các căn cứ về mặt tố tụng trọng tài[5] và các tài liệu đi kèm sẽ để xem xét, quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài, mà không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng Trọng tài đã giải quyết.

Quyền hạn hỗ trợ và giám sát của Tòa án đối với Trọng tài là mối quan tâm của cả Tòa án, Trọng tài và các bên tranh chấp. Bởi nhờ mối quan hệ này, việc giải quyết tranh chấp tận dụng được ưu điểm của phương thức Trọng tài đồng thời là sự đảm bảo chắc chắn cho quá trình Trọng tài được vận hành thuận lợi, phán quyết Trọng tài được đảm bảo thi hành. Có thể nói, Tòa án sẵn sàng để hỗ trợ Trọng tài, và khi cần thiết, giám sát quá trình Trọng tài là đặc điểm của Trọng tài thương mại quốc tế hiện đại, khiến Trọng tài trở nên hấp dẫn và đáng tin cậy đối với các nhà kinh doanh khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế.

2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài

Ở Việt Nam hiện nay, mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế chủ yếu được quy định tại Luật Trọng tài Thương mại 2010 (LTTTM). Riêng phần Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài được quy định tại phần sáu Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011(BLTTDS). Theo đó, Tòa án hỗ trợ, giúp đỡ đồng thời giám sát Trọng tài trong các hoạt động liên quan đến tố tụng, không can thiệp vào giải quyết nội dung vụ tranh chấp. Cụ thể, nội dung của mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài bao gồm:

– Tòa án hỗ trợ thi hành thỏa thuận Trọng tài (Điều 6 LTTTM);

– Tòa án hỗ trợ thành lập Hội đồng Trọng tài vụ việc, thay đổi Trọng tài viên trong Hội đồng Trọng tài vụ việc (Điều 41, 42 LTTTM);

– Tòa án giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng Trọng tài về thỏa thuận Trọng tài vô hiệu, thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài (Điều 43, 44 LTTTM);

– Tòa án hỗ trợ Hội đồng Trọng tài thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng (Điều 46, 47 LTTTM);

– Tòa án hỗ trợ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 53 LTTTM);

– Đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc (Điều 62 LTTTM);

– Tòa án hủy phán quyết của Trọng tài (Điều 68 – 71 LTTTM);

– Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài (quy định tại Phần sáu BLTTDS).

Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài khá toàn diện, đầy đủ. Song thực tiễn thi hành cũng cho thấy, còn một số bất cập cần tháo gỡ, đó là:

Thứ nhất, khoản 1 Điều 30 BLTTDS quy định “Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

  1. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại”.

Theo đó, Tòa án Việt Nam sẽ chỉ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam như quyết định triệu tập người làm chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, … mà Tòa án Việt Nam không hỗ trợ hoạt động của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy định này chưa hợp lý, không phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo cam kết của Việt Nam trong Biểu cam kết dịch vụ cụ thể, đối với dịch vụ Trọng tài và hòa giải (CPC 86602), Việt Nam cho phép thành lập chi nhánh, và cam kết đối xử quốc gia “không hạn chế, ngoại trừ trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam”. Nghĩa là Việt Nam cho phép Trọng tài nước ngoài được cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dưới hình thức chi nhánh và không phân biệt đối xử giữa Trọng tài nước ngoài và Trọng tài Việt Nam, nếu Tòa án Việt Nam hỗ trợ Trọng tài Việt Nam mà không hỗ trợ Trọng tài nước ngoài trong giải quyết tranh chấp là vi phạm cam kết này. LTTTM quy định cũng cho phép Tổ chức Trọng tài nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam dưới hình thức Chi nhánh và Văn phòng đại diện. Chi nhánh của Tổ chức Trọng tài nước ngoài được “cung cấp dịch vụ trọng tài,…” (khoản 7 Điều 76 LTTTM).

Việc quy định Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các việc dân sự liên quan đến Trọng tài thương mại Việt Nam tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS đã tạo ra phân biệt đối xử giữa Trọng tài trong nước và Trọng tài nước ngoài, và như vậy là không phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Do đó, cần thiết phải sửa đổi quy định này theo hướng Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các việc dân sự liên quan đến cả Trọng tài Việt Nam và Trọng tài nước ngoài. Có thể quy định như sau: “Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

  1. Yêu cầu liên quan đến Trọng tài thương mại Việt Nam, Trọng tài thương mại nước ngoài giải quyết tranh chấp thương mại trong lãnh thổ Việt Nam”.

Thứ hai, LTTTM cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định về thời hạn Tòa án ra quyết định hỗ trợ thành lập Hội đồng Trọng tài vụ việc.

Các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết bằng Trọng tài vụ việc. Việc thành lập Hội đồng Trọng tài càng nhanh chóng bao nhiêu thì càng tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng. Nếu các bên không thỏa thuận chỉ định Trọng tài viên hoặc thay đổi Trọng tài viên được, thì LTTTM đã có quy định các bên có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Nhưng, trong thủ tục Tòa án chỉ định, thay đổi Trọng tài viên đối với Hội đồng Trọng tài vụ việc tại Điều 41, 42, LTTTM mới chỉ quy định thời hạn Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán giải quyết mà không quy định thời hạn Thẩm phán này phải ra quyết định chỉ định Trọng tài viên, thay đổi Trọng tài viên. Do đó, cần có văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành LTTTM quy định rõ thời hạn này.

Theo Điều 40 LTTTM, thời hạn để Chủ tịch Trung tâm Trọng tài hỗ trợ các bên chỉ định Trọng tài viên là 7 ngày kể từ ngày hết thời hạn các bên phải chỉ định Trọng tài viên của Hội đồng Trọng tài; 15 ngày đối với trường hợp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài viên duy nhất. Nên chăng, thời hạn trên có thể vận dụng làm thời hạn Thẩm phán phải ra quyết định chỉ định Trọng tài viên, thay đổi Trọng tài viên.

Thứ ba, chưa có quy định về những biện pháp khẩn cấp mà Tòa án được ra quyết định áp dụng để hỗ trợ Trọng tài

LTTTM không hề quy định rõ Tòa án có thẩm quyền áp dụng những biện pháp khẩn cấp nào theo yêu cầu của một trong các bên tranh chấp, mà chỉ quy định chung chung rằng Thẩm phán giải quyết yêu cầu “phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” (khoản 2 Điều 53) và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiến hành theo quy định của BLTTDS: “trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự” (khoản 4 Điều 53). Phải chăng, các bên có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 BLTTDS? Hiểu như vậy cũng không đúng. Vì, khoản 1, 2 Điều 99 BLTTDS quy định chỉ có hai thời điểm được nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Điều 102 là khi Tòa án đang giải quyết vụ án hoặc khi nộp cùng đơn khởi kiện đến Tòa án đó. Nhưng vụ tranh chấp lại đang thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài, các bên không thể nộp đơn khi Tòa án đang giải quyết vụ án hoặc khi nộp cùng đơn khởi kiện được.

Vậy là việc LTTTM không quy định rõ Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nào để hỗ trợ Trọng tài sẽ gây khó khăn cho cả Tòa án và bên có yêu cầu. Các bên không biết mình có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp nào. Tòa án cũng chưa thể khẳng định chắc chắn rằng mình có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nào liên quan đến Trọng tài. Do tính chất khẩn cấp và tạm thời của các tình huống cần sự hỗ trợ của Tòa án trong áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như bảo toàn chứng cứ đang có nguy cơ bị tiêu hủy, hay đảm bảo thi hành phán quyết trọng tài, văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành LTTTM cần quy định rõ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào Tòa án có thẩm quyền áp dụng để hỗ trợ Trọng tài.

Ngoài những đề xuất mang tính luật học nêu trên, tác giả cũng đề nghị một số giải pháp thiết thực thúc đẩy sự phát triển của Trọng tài, nghề Trọng tài ở Việt Nam. Đó là:

Thứ nhất, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Trọng tài viên: Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, chất lượng xét xử của Trọng tài viên là yếu tố quyết định để các bên chọn giải quyết tranh chấp của mình. Tuy nhiên, thực tế trong cơ cấu tổ chức của các tổ chức Trọng tài Việt Nam, có rất ít Trọng tài viên được coi là chuyên nghiệp bởi đa số các Trọng tài viên đều là luật sư, luật gia, cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước, trường đại học làm kiêm nhiệm. Số vụ tranh chấp thương mại quốc tế do Trọng tài Việt Nam giải quyết còn ít so với Trọng tài của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, để Trọng tài phát triển thì trước hết đội ngũ Trọng tài viên phải chuyên nghiệp, được nâng cao năng lực cả về chuyên môn, nắm vững quy định của pháp luật, kỹ năng xét xử và các kỹ năng khác phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp;

Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi quan điểm xem thường Trọng tài trong giải quyết tranh chấp của một số nhân viên cơ quan tòa án, cơ quan thi hành án;

Thứ ba, nghiên cứu khoa học về Trọng tài, đào tạo nghề Trọng tài: Tăng cường nghiên cứu khoa học về trọng tài, tiến tới, nếu có thể, mở trường đào tạo nghề Trọng tài. Đây là giải pháp thiết thực để thúc đẩy sự phát triển của Trọng tài ở Việt Nam. Bởi vì, chỉ khi xã hội coi Trọng tài là một nghề, bản thân mỗi Trọng tài viên coi đây là nghề của mình và có kỹ năng nghề, thì họ mới gắn bó, nhiệt huyết với nghề Trọng tài. Và từ đó, tự bản thân họ phải có ý thức để nâng cao năng lực đáp ứng với nhu cầu tất yếu là giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng Trọng tài.

Như vậy, pháp luật Trọng tài các nước cũng như pháp luật Trọng tài Việt Nam đều thừa nhận vai trò quan trọng của Tòa án đối với hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Trọng tài. Tòa án có quyền hỗ trợ, giám sát Trọng tài nhưng chỉ giới hạn về mặt tố tụng, không can thiệp vào việc giải quyết nội dung vụ tranh chấp. Tuy nhiên, để phát triển phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Trọng tài ở Việt Nam, cần thiết phải khắc phục một số bất cập trong pháp luật Trọng tài hiện hành, đồng thời áp dụng một số biện pháp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nghề Trọng tài tại Việt Nam.

 

 

[1] Khi tranh chấp xảy ra, các bên phải tự thành lập hội đồng trọng tài, sau khi ra phán quyết, hội đồng trọng tài lại tự động giải thể.

[2] Gabriël Moens and Peter Gillies (1998), International Trade and Business: Law, Policy and Ethics, Cavendish Publishing (Australia) Pty Limited, p. 747

[3] United Nations. Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (2008), Policies, Regulatory Regimes and Management Practices for Investment Promotion and Sustainable Development of the Mineral Resources Sector in Economies in Transition and Developing Countries of East and South-East Asia, United Nations Publications, p. 179

[4] KAREN GOUGH, Judicial Supervision and Support For Arbitration and ADR, p.11

http://www.39essex.com/docs/articles/KGO_Judicial_Supervision_Sept_2006.pdf

[5] Theo Luật Mẫu của UNCITRAL, Công ước Newyork về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài và pháp luật trọng tài các nước, các căn cứ để Tòa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài là các căn cứ về mặt tố tụng, thường được chia làm 3 nhóm: Thứ nhất, căn cứ có liên quan đến thỏa thuận trọng tài (không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu); thứ hai, căn cứ liên quan tới Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài (thành phần, thẩm quyền Hội đồng trọng tài, hay thủ tục tố tụng không đúng quy định…); thứ ba, căn cứ liên quan đến chính sách công của quốc gia (tranh chấp không thể giải quyết bằng Trọng tài, vi phạm trật tự công cộng của quốc gia).

Tác giả: Tào Thị Huệ

Giảng viên Khoa pháp luật thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài viết được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “Trọng tài Thương mại Quốc tế – Lý luận và thực tiễn” do Khoa Pháp luật Quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức tháng 10/2012

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub