Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

ÁP DỤNG NGOẠI LỆ VỀ BẢO VỆ ĐẠO ĐỨC CÔNG CỘNG TRONG MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

(i) “Đạo đức công cộng” là các tiêu chuẩn về hành vi đúng và sai được duy trì bởi hoặc nhân danh cộng đồng hoặc quốc gia; (ii) Nội dung của các thuật ngữ này tại các Thành viên có thể thay đổi theo thời gian và không gian, tùy thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm các giá trị xã hội, văn hóa, đạo đức và tôn giáo phổ biến; (iii) Các thành viên được tự xác định phạm vi và áp dụng khái niệm về đạo đức công công trong lãnh thổ của mình, phù hợp với hệ thống và thang đo giá trị riêng của họ.

0 793

ÁP DỤNG NGOẠI LỆ VỀ BẢO VỆ ĐẠO ĐỨC CÔNG CỘNG TRONG

MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

ThS. Tào Thị Huệ

Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế

Trường  Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng được quy định trong nhiều hiệp định thương mại Việt Nam là thành viên. Ngoại lệ này cho phép vì bảo vệ đạo đức công cộng, thành viên được không tuân thủ các quy định trong hiệp định. Do đó, tác giả nghiên cứu: (1) nội dung của ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng trong một số hiệp định thương mại Việt Nam là thành viên, cũng như cách thức áp dụng ngoại lệ này; (2) Trên cơ sở đó, đưa ra khuyến nghị để Việt Nam thực thi hiệu quả ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng.

Từ khóa:

ngoại lệ, đạo đức công cộng, hiệp định thương mại

  1. Nội dung quy định ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng trong một số hiệp định thương mại Việt Nam là thành viên

Trong khuôn khổ WTO, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 (GATT 1994) quy định ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng tại điểm a Điều XX (“Các ngoại lệ chung”) như sau: “Với bảo lưu rằng, các biện pháp đề cập ở đây không được áp dụng theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;”.

Theo quy định nêu trên, thành viên WTO có thể viện dẫn ngoại lệ về đạo đức công cộng để bảo vệ cho một biện pháp vi phạm bất kỳ quy định nào trong GATT 1994.[1] Tuy nhiên, nội dung của điểm a Điều XX của GATT 1994 nói chung được nhận định là “quá rộng và không rõ ràng”.[2] WTO không có quy định giải thích về nội dung của điểm a Điều XX của GATT 1994, vì vậy rất khó xác định đạo đức nào được coi là “đạo đức công cộng” (public morals)? Với 164 thành viên,[3] sự đa dạng về tôn giáo, văn hóa dân tộc và nguồn gốc xã hội có thể tạo ra ngày càng nhiều sự xung đột trong quan điểm về “đạo đức công cộng” giữa các thành viên WTO.[4] Điều này dẫn đến hệ quả là, dù thành viên WTO, nhất là các thành viên là nước đang phát triển muốn vận dụng điểm a Điều XX nhằm bảo vệ giá trị “đạo đức công cộng” của nước mình, nhưng chưa biết rõ áp dụng như thế nào cho hợp pháp.

Trong khuôn khổ Asean, Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA) quy định về trường hợp ngoại lệ giống hệt với điểm a Điều XX của GATT 1994: “Theo yêu cầu rằng các biện pháp không được áp dụng theo cách tạo nên sự phân biệt đối xử không công bằng hoặc bất bình đẳng giữa các Quốc gia Thành viên trong cùng một điều kiện, hoặc tạo nên sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, không quy định nào trong Hiệp định này sẽ được hiểu là ngăn cản việc áp dụng hoặc thực thi của các Quốc gia Thành viên các biện pháp:(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;” (điểm a Điều 8). Nội dung quy định này được lặp lại giống hệt trong: Hiệp định thương mại hàng hóa giữa Asean và Hàn Quốc thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Asean và Hàn Quốc (Điều 11); Hiệp định thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Asean và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Điều 12).

Một số hiệp định thương mại khác mà Việt Nam là thành viên lại quy định theo cách dẫn chiếu đến Điều XX của GATT 1994, như Hiệp định thương mại hàng hóa giữa Asean và Ấn Độ thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Asean và Ấn Độ: “Mỗi Bên đựơc duy trì quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XX của GATT 1994, được đưa vào Hiệp định này và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp” (Điều 12).  Cách quy định dẫn chiếu này cũng được áp dụng tại Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viên Asean và Nhật Bản (Điều 7); của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (Điều 29.1); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA) (Điều 13.1); của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) (Điều 16.1).

Nhưng, giống như GATT 1994, các hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên nêu trên không có quy định cụ thể hóa nội dung, hay cách thức áp dụng ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng. Trong thương mại quốc tế, những quy định chưa thực sự rõ ràng này có thể được giải thích sáng tỏ trong các án lệ. Trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên, án lệ liên quan đến ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng chỉ có trong WTO mà thôi. Tính đến 31/12/2018, có bốn án lệ về giải thích và áp dụng ngoại lệ về điểm a Điều XX của GATT 1994,[5] gồm: Vụ Trung Quốc – xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn;[6] Vụ EC – Các sản phẩm hải cẩu;[7] Vụ Colombia – Dệt may;[8] và vụ Brazil – Thuế).[9]

  1. Giải thích và áp dụng ngoại lệ về đạo đức công cộng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO

Các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO cho thấy, để một biện pháp vi phạm quy định của GATT 1994 có thể viện dẫn điểm a Điều XX làm cơ sở pháp lý, phải căn cứ vào cả hai vấn đề pháp lý sau:

         (1) Thứ nhất, biện pháp đó phải “cần thiết” để bảo vệ “đạo đức công cộng”. Điều này sẽ phụ thuộc rất lớn vào khái niệm “đạo đức công cộng” là gì? Tiếp sau đó là biện pháp được áp dụng có “cần thiết” hay không?

         (2) Thứ hai, biện pháp đã được xác định là “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng” còn phải đáp ứng điều kiện quy định tại Đoạn mở đầu của Điều XX.

2.1. Khái niệm “đạo đức công cộng” (public morals)

Nội dung thuật ngữ “đạo đức công cộng” theo ngoại lệ tại điểm a Điều XX của GATT 1994, được nêu ra lần đầu tiên bởi Ban hội thẩm vụ Trung Quốc – xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn: (i) “Đạo đức công cộng” là các tiêu chuẩn về hành vi đúng và sai được duy trì bởi hoặc nhân danh cộng đồng hoặc quốc gia; (ii) Nội dung của các thuật ngữ này tại các Thành viên có thể thay đổi theo thời gian và không gian, tùy thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm các giá trị xã hội, văn hóa, đạo đức và tôn giáo phổ biến; (iii) Các thành viên được tự xác định phạm vi và áp dụng khái niệm về đạo đức công công trong lãnh thổ của mình, phù hợp với hệ thống và thang đo giá trị riêng của họ.[10]

Nhưng thực chất, Ban hội thẩm vụ Trung Quốc – xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìnđã thừa nhận và nêu lại cách giải thích về “đạo đức công cộng” theo điểm a Điều XIV Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của Ban hội thẩm vụ Hoa Kỳ – Đánh bạc.[11] Cơ quan phúc thẩm vụ EC – Các sản phẩm hải cẩu cũng chấp nhận định nghĩa đạo đức công cộng do Ban hội thẩm vụ Hoa Kỳ – Đánh bạc đưa ra, đồng thời mạnh rằng các Thành viên phải được cho phép có một phạm vi nhất định để tự xác định và áp dụng riêng cho mình khái niệm “đạo đức công cộng” theo hệ thống và giá trị của riêng họ.[12]

2.2. Kiểm tra sự “cần thiết” (necessity test)

         Điểm a Điều XX của GATT 1994 quy định “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng”. Do vậy, việc đánh giá sự “cần thiết” của một biện pháp đang bị khiếu kiện đòi hỏi phải phân tích sâu hơn, toàn diện hơn về mối quan hệ giữa biện pháp và bảo vệ đạo đức công cộng. Việc phân tích sự “cần thiết” sẽ được thực hiện theo trình tự:

(1) Thứ nhất, xem xét biện pháp bị khiếu kiện có đạt được sự “cân bằng” (weigh and balance) hay không[13]

Sự “cần thiết” không chỉ giới hạn ở nghĩa là “không thể thiếu” (indispensable). Sự “cần thiết” trước hết phải được xem xét thông qua “một quá trình cân bằng một loạt các yếu tố” (a process of weighing and balancing a series of factors).[14] Các yếu tố của sự “cân bằng” (Weigh and Balance) gồm có:

Một là, tầm quan trọng của các lợi ích và giá trị được bảo vệ bởi biện pháp vi phạm quy định của GATT. “Đạo đức công cộng” là một trong các giá trị và lợi ích quan trọng nhất mà các thành viên theo đuổi. Nếu bảo vệ đạo đức công cộng được thể hiện là mục tiêu của biện pháp, thì càng dễ được chấp nhận là “cần thiết”;

Hai là, sự đóng góp của biện pháp đó cho mục tiêu được bảo vệ. Sự đóng góp càng lớn, thì càng dễ dàng được coi là “cần thiết”;

Ba là, tác động hạn chế đối với thương mại quốc tế của biện pháp này. Biện pháp ít có tác động hạn chế thương mại quốc tế sẽ dễ dàng được coi là “cần thiết” hơn là biện pháp có tác động mạnh hoặc rộng rãi đối với thương mại quốc tế.

(2) Thứ hai, xác định sự tồn tại các biện pháp thay thế khả thi có sẵn (Reasonable available alternatives)[15]

Khi biện pháp bị khiếu kiện đáp ứng được yêu cầu về sự “cân bằng”, thì cần tiếp tục xác định xem có tồn tại hay không các biện pháp thay thế khả thi có sẵn cho các biện pháp bị khiếu kiện. Đây là biện pháp ít hạn chế thương mại hơn, nhưng vẫn giúp đạt mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng.

Về vấn đề này, Cơ quan phúc thẩm vụ EC – Các sản phẩm hải cẩu cho rằng, trách nhiệm chứng minh biện pháp bị khiếu kiện là “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng” theo điểm a Điều XX là của bên bị đơn, nhưng bên nguyên đơn có nghĩa vụ phải đưa ra được ít nhất một biện pháp thay thế khả thi có sẵn đối với bên bị đơn.[16] Nếu bên bị đơn không chứng minh được giải pháp thay thế mà nguyên đơn đề xuất sẽ tạo ra cho bị đơn một gánh nặng không đáng có, cho dù là về tài chính hay bất kỳ khía cạnh nào khác, thì bị đơn đã không chứng minh được biện pháp thay thế “không có sẵn với họ”.[17] Lúc này, biện pháp bị khiếu kiện của bị đơn sẽ được xác định là “không cần thiết” để bảo vệ đạo đức công cộng.

         Đặc biệt, tất cả các biện pháp bị khiếu kiện đã được xác định là không “cần thiết” theo quy định của điểm a Điều XX, Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm sẽ không cần phải tiếp tục kiểm tra xem các biện pháp bị khiếu kiện có đáp ứng các yêu cầu của Đoạn mở đầu của Điều XX hay không.[18]

2.3. Đáp ứng điều kiện quy định trong Đoạn mở đầu (chapeau) của Điều XX

         Trong bốn vụ tranh chấp liên quan tới điểm a Điều XX của GATT 1994, chỉ có biện pháp bị khiếu kiện của Liên minh Châu Âu (EU) trong vụ EC – các sản phẩm hải cẩu được xác định là “cần thiết”. Do đó, biện này tiếp tục được xem xét liệu có đáp ứng được điều kiện tại Đoạn mở đầu của Điều XX hay không.[19] Cơ quan phúc thẩm đã viện dẫn lại quan điểm của Cơ quan phúc thẩm vụ Hoa Kỳ – Tôm,[20] có 3 yếu tố cấu thành nên sự “phân biệt đối xử tuỳ tiện hay vô căn cứ” trong Đoạn mở đầu của Điều XX, gồm:[21]

– Một là, việc áp dụng biện pháp đó phải gây ra sự phân biệt đối xử;

– Hai là, sự phân biệt đối xử này phải mang tính chất tuỳ tiện hoặc vô căn cứ;

– Ba là, sự phân biệt đối xử này phải diễn ra giữa các quốc gia có cùng điều kiện như nhau.

         Trên cơ sở đó, Cơ quan phúc thẩm xác định rằng, mặc dù mục tiêu của Quy chế áp dụng đối với hải cẩu của EC (EC seal regime) là nhằm đảm bảo phúc lợi dành cho hải cẩu (seal welfare)[22], nhưng, ngoại lệ của Quy chế này (IC hunts exception – Ngoại lệ IC)[23] được áp dụng theo cách tạo ra tạo ra công cụ phân biệt đối xử tùy tiện hay vô căn cứ giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, vì:[24]

         – Một là, EU đã không chứng minh được sự tồn tại của Ngoại lệ IC cũng nhằm đạt được mục tiêu chung là bảo vệ phúc lợi hải cẩu;

         – Hai là, Ngoại lệ IC không có giải thích rõ ràng về tiêu chí để xác định sản phẩm hải cẩu thuộc ngoại lệ này. Do đó, việc xác định phẩm hải cẩu có thuộc Ngoại lệ IC hay không để nhập khẩu vào thị trường EU phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan có thẩm quyền công nhận sản phẩm hải cẩu.

         – Ba là, EU cũng không chứng minh được họ đã thực hiện “những nỗ lực tương đương” (comparable efforts) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận Ngoại lệ IC với người Eskimo tại Canada, như đã tạo điều kiện cho người Eskimo tại Đan Mạch.

         Cuối cùng, Cơ quan phúc thẩm kết luận, Quy chế áp dụng đối với hải cẩu của EC không thể viện dẫn điểm a Điều XX của GATT 1994.[25]

         Các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO nêu trên cho thấy, quốc gia thành viên WTO đang được trao quyền trong việc quyết định nội dung của “đạo đức công cộng” nước mình. Đồng thời, các báo cáo cũng đã chỉ rõ được cách thức để áp dụng được ngoại lệ theo điểm a Điều XX của GATT 1994: bên cạnh việc xác định “đạo đức công cộng”, thành viên WTO còn phải vượt qua hai rào cản khó khăn gồm chứng minh sự “cần thiết” của biện pháp hạn chế thương mại, chứng minh đáp ứng đủ hai điều kiện tại Đoạn mở đầu Điều XX.

  1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo đức công cộng

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định để áp dụng ngoại lệ “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng” theo các hiệp định thương mại Việt Nam là thành viên. Song, cơ sở pháp lý chung cho việc thực thi quy định này gồm:

         – Luật điều ước quốc tế năm 2016;

         – Luật quản lý ngoại thương năm 2017;

         – Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002;

         – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

         Theo đó, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện căn cứ vào quy định của Luật điều ước quốc tế năm 2016. Việt Nam sẽ không trực tiếp áp dụng nội dung của các điều ước quốc tế, mà sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế (Khoản 4 Điều 76). Trong Luật điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam không có quy định trường hợp ngoại lệ “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng”.

Luật quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương, giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của Việt Nam (Điều 1). Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Điều 4). Trong Luật này cũng không có quy định trường hợp ngoại lệ “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng”.

Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định về phạm vi, nguyên tắc, trường hợp áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù văn bản này quy định Ngoại lệ chung tại Điều 5, ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá tại Điều 8, ngoại lệ về Đối xử quốc gia tại Điều 17, nhưng trong đó cũng không bao gồm ngoại lệ “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng”.

         Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, quy định nguyên tắc, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (khoản 5 Điều 5). Thậm chí, ngay từ khi tiến hành đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, phải nêu rõ căn cứ đề nghị là dựa trên cam kết quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (điểm d khoản 2 Điều 32, điểm d khoản 3 Điều 84). Nhưng, Luật này không quy định quy trình riêng cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để nội luật hóa điều ước quốc tế. Do đó, cũng không có quy định trong việc thực thi các trường hợp ngoại lệ theo các hiệp định thương mại Việt Nam là thành viên.

  1. Khuyến nghị đối với Việt Nam trong xây dựng quy định ngoại lệ vệ bảo vệ đạo đức công cộng theo các hiệp định thương mại

         Trong khuôn khổ WTO, báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm liên quan đến giải thích và áp dụng điểm a Điều XX của GATT 1994 sau khi được thông qua sẽ có giá trị tham khảo và được Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm các vụ tranh chấp sau đó áp dụng như một dạng án lệ không ràng buộc về mặt pháp lý.[26] Còn đối với các hiệp định thương mại khác mà Việt Nam là thành viên, các hiệp định này được gọi là “ thỏa thuận thương mại khu vực” (RTA), được thành lập căn cứ vào quy định tại Điều XXIV của GATT 1994. Do đó, dù có quy định giống hệt điểm a Điều XX của GATT 1994, hay quy định dẫn chiếu, thì trong tương lai, nếu có tranh chấp xảy ra, báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm liên quan đến giải thích và áp dụng điểm a Điều XX của GATT 1994 trong khuôn khổ WTO cũng có thể được cơ quan giải quyết tranh chấp của RTA sử dụng để tham khảo, thậm chí định hướng cho quyết định của các cơ quan giải quyết tranh chấp này.[27]

         Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu án lệ của WTO, tác giả đưa ra đề xuất về việc xây dựng quy định để áp dụng ngoại lệ “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng” theo các hiệp định thương mại Việt Nam là thành viên như sau:

– Thứ nhất, quy định thừa nhận trường hợp ngoại lệ “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng”. Đây là cơ sở pháp lý rõ ràng cho phép Việt Nam bảo vệ các lợi ích xã hội, những giá trị quan trọng được coi là “đạo đức công cộng” tại Việt Nam;

– Thứ hai, quy định rõ các tiêu chí để đảm bảo sự “cần thiết” của những biện pháp được ban hành nhằm mục đích bảo vệ đạo đức công cộng, bao gồm:

(i) “Cân bằng” được ba yếu tố: tầm quan trọng của mục tiêu mà biện pháp bị khiếu kiện muốn bảo vệ; sự đóng góp của biện pháp bị khiếu kiện để bảo vệ cho mục tiêu; và tác động hạn chế thương mại của biện pháp bị khiếu kiện;

(ii) Khẳng định không có biện pháp thay thế có sẵn ít tác động hạn chế thương mại hơn. Bởi, ngay khi có biện pháp này, Việt Nam bắt buộc phải thực hiện thay thế cho biện pháp ban đầu. Nếu không thực hiện, biện pháp của Việt Nam không còn đáp ứng được tính “cần thiết”.

Thứ ba, thực thi biện pháp này phải luôn tuân thủ nguyên tắc chung là không được áp dụng theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế.

Tóm lại, về bản chất, ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng trong các hiệp định thương mại là quyền lợi của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần có quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật, và sẵn sàng áp dụng khi cần thiết phải bảo vệ đạo đức công cộng của nước mình./.

[1] Christoph T. Feddersen, “Focusing on Substantive Law in International Economic Relations: The Public Morals of GATT’s Article XX(a) and Conventional Rules of Interpretation”, Minnesota Journal of International Law [Vol. 7:75 1998], p. 93.

[2] TLđd, Christoph T. Feddersen, p. 84

[3] WTO, “Members and Observers”, https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm (truy cập ngày 25/12/2019)

[4] Pelin Serpin, “ The public morals exception after the WTO seal products dispute: Has the exception swallowed the rules?”, Columbia Business Law Review [Vol. 2016 No. 1:217], p.227

[5] Số liệu do tác giả tự thống kê từ tài liệu: WTO, WTO ANALYTICAL INDEX, GATT 1994 – Article XX (Jurisprudence), xem tại: https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/gatt1994_art20_jur.pdf (truy cập ngày 25/12/2019)

[6] WTO, DS363: China – Measures Affecting Trading Rights and Distribution Services for Certain Publications and Audiovisual Entertainment Products,

https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds363_e.htm (truy cập ngày 31/12/2019)

[7] WTO, “DS401: European Communities – Measures Prohibiting the Importation and Marketing of Seal Products”, https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds401_e.htm (truy cập ngày 31/12/2019)

[8] WTO, “DS461: Colombia – Measures Relating to the Importation of Textiles, Apparel and Footwear”,    https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds461_e.htm (truy cập ngày 31/12/2019)

[9] WTO, “DS472: Brazil – Certain Measures Concerning Taxation and Charges”,

https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds472_e.htm (truy cập ngày 31/12/2019)

[10] Panel Report, China – Publications and Audiovisual Products, para. 7.759.

[11] Vụ tranh chấp này do hai nước Antigua và Barbuda khởi kiện Hoa Kỳ liên quan đến dịch vụ các cược và đánh bạc qua biên giới. Nhưng, ngoại lệ công cộng trong vụ này được viện dẫn theo điểm a Điều XVI của GATS 1994, chứ không phải GATT 1994. Xem tại: WTO, DS285: United States – Measures Affecting the Cross-Border Supply of Gambling and Betting Services,         https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds285_e.htm (truy cập ngày 31/12/2019)

[12] Appellate Body Reports, EC – Seal Products, para. 5.199.

[13] Appellate Body Report, China – Publications and Audiovisual Products, paras. 240-243; Appellate Body Report, Colombia – Textiles, paras. 5.71-5.74

[14] Panel Report, China – Publications and Audiovisual Products, para. 7.782.

[15] Appellate Body Report, China – Publications and Audiovisual Products, paras. 246 and 249.

[16] Appellate Body Reports, EC – Seal Products, para. 5.169.

[17] Panel Report, China Publications and Audiovisual Products, para. 7.906 – 7.907

[18] Panel Report, China Publications and Audiovisual Products, para. 7.910 – 7.914.

[19] Biện pháp bị khiếu kiện của Liên minh Châu Âu (EU) là quy định việc cấm nhập khẩu và buôn bán sản phẩm hải cẩu mang tính thương mại tại EC theo Quy chế áp dụng đối với hải cẩu của EC (EC seal regime). Biện pháp này bị khiếu kiện bởi Canada và Nauy, hai quốc gia có ngành công nghiệp hải cẩu lớn nhất thế giới.

[20] WTO, DS58: United States – Import Prohibition of Certain Shrimp and Shrimp Products, https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds58_e.htm (truy cập ngày 31/12/2019)

[21] Appellate Body Reports, EC – Seal Products, para.5.302.

[22] Được hiểu là ngăn chặn việc săn bắt, giết hại và lột da hải cẩu theo cách gây đau đớn, đau khổ, sợ hãi và các hình thức đau khổ khác cho những con vật này, đây một giá trị được coi là đạo đức công cộng của EU.

[23] Ngoại lệ IC cho phép sản phẩm hải cẩu có nguồn gốc từ các cuộc săn bắn của người Eskimo bản địa hoặc tại các nước khác được mua bán, trao đổi, do các cuộc đi săn này một phần văn hóa truyền thống của họ.

[24] Appellate Body Reports, EC – Seal Products,para. 5.338

[25] Appellate Body Reports, EC – Seal Products,para. 5.339.

[26] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, do TS. Nguyễn Bá Bình chủ biên, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2018, trang 66.

[27] TS. Trần Thị Thu Phương, Thỏa thuận thương mại khu vực trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới, Tạp chí Luật học số 12/2012, trang 40.

Bài viết đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, ISSN: 9866-7357 số 3/2021, trang 3-9

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub