Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

CÁC NGOẠI LỆ CHUNG THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ASEAN (ATISA)

Việc có sẵn các báo cáo giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua sẽ là thuận lợi, đồng thời cũng gợi mở những giải pháp đối với thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng khi vận dụng các ngoại lệ tại điểm a, điểm c Điều 22 ATISA.

0 881

CÁC NGOẠI LỆ CHUNG THEO QUY ĐỊNH

CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ASEAN (ATISA)

 

  Tào Thị Huệ[1]

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về các ngoại lệ chung trong Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA). Đây là những cơ sở pháp lý để các thành viên ASEAN được phép áp dụng những biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ không phù hợp với quy định khác của ATISA. Tuy nhiên, quy định về các ngoại lệ chung rất rộng và không rõ ràng. Do đó, tác giả đã tham khảo thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhằm đưa ra những giải pháp giúp thành viên ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng vận dụng hiệu quả những ngoại lệ này.

Từ khoá: ATISA, GATS, ngoại lệ chung, thương mại dịch vụ

Abstract: This article researches on the general exceptions in the ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA). These are the legal basis for ASEAN members to be allowed to apply measures affecting trade in services that are inconsistent with other provisions of ATISA. However, the general exceptions are very broad and unclear. Therefore, the author has consulted the practice of dispute settlement at the World Trade Organization (WTO), in order to offer solutions to help ASEAN members in general and Vietnam in particular effectively apply these exceptions.

Keywords: ATISA, GATS, general exception, trade in services.

Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA), quy định về ngoại lệ có thể chia làm hai nhóm: thứ nhất, ngoại lệ của từng nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc mở cửa thị trường; nguyên tắc hiện diện tại nước sở tại, nguyên tắc về quản lý cấp cao và ban giám đốc, thứ hai, ngoại lệ chung đối với tất cả các quy định trong ATISA. Ngoại lệ thuộc nhóm thứ nhất thể hiện chủ yếu trong Danh mục các biện pháp không tương thích, cũng là cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ của từng thành viên ASEAN. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào ngoại lệ chung tại Điều 22 ATISA thuộc nhóm ngoại lệ thứ hai.

  1. Các ngoại lệ chung theo quy định của Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA)

Trong Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA), các trường hợp ngoại lệ chung được quy định tại Điều 22. Quy định này hàm chứa sự cho phép của ATISA về việc thành viên ASEAN được áp dụng những biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ không phù hợp với quy định của ATISA, khi đáp ứng những điều kiện nhất định. Các trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều 22 ATISA gồm có:

Thứ nhất, biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng (điểm a). Thành viên ASEAN chỉ có thể viện dẫn ngoại lệ về trật tự công cộng khi có mối đe dọa thực sự và đủ nghiêm trọng đối với một trong những lợi ích cơ bản của xã hội.

Thứ hai, biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật (điểm b).

Thứ ba, biện pháp cần thiết để đảm bảo tuân thủ các luật hoặc quy định không trái với các quy định của Hiệp định này, bao gồm cả những quy định liên quan đến một số lợi ích nhất định (điểm c). Những lợi ích này bao gồm: (i) ngăn chặn các hành vi lừa đảo và gian lận hoặc để đối phó với các tác động của việc vỡ nợ đối với các hợp đồng dịch vụ; (ii) bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân liên quan đến việc xử lý và phổ biến dữ liệu cá nhân và bảo vệ tính bí mật của hồ sơ và tài khoản cá nhân; hoặc (iii) an toàn.

Thứ tư, biện pháp không phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia (Điều 6 ATISA), với điều kiện là sự phân biệt đối xử nhằm đảm bảo việc áp hoặc thu thuế trực thu một cách công bằng và hiệu quả đối với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của các Quốc gia Thành viên (điểm d).

Thứ năm, biện pháp không phù hợp với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Điều 7 ATISA) với điều kiện sự phân biệt đối xử là kết quả của một hiệp định về tránh đánh thuế hai lần hoặc các quy định về tránh đánh thuế hai lần trong bất kỳ hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế nào khác mà quốc gia thành viên bị ràng buộc (điểm e).

Để áp dụng được các biện pháp thuộc năm trường hợp ngoại lệ nêu trên, thành viên ASEAN phải đáp ứng điều kiện nêu tại đoạn mở đầu Điều 22 ATISA là: (i) đảm bảo biện pháp trong nước của thành viên ASEAN không được áp dụng để tạo thành một công cụ phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc vô căn cứ (arbitrary or unjustifiable discrimination) giữa các quốc gia có cùng điều kiện, hoặc (ii) tạo ra một hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế (disguised restriction on international trade).

So với quy định về ngoại lệ chung tại Điều XIV Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) trong khuôn khổ WTO, Điều 22 ATISA quy định tương tự Điều XIV GATS về trường hợp ngoại lệ cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng (điểm a), cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật (điểm b), cần thiết để đảm bảo tuân thủ các luật hoặc quy định không trái với các quy định của Hiệp định này (điểm c) và điều kiện tại đoạn mở đầu Điều XIV GATS. Đây là sự khác biệt trong quy định về ngoại lệ chung của ATISA so với một số hiệp định thương mại tự do Việt Nam mới ký kết như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàndiện khu vực (Hiệp định RCEP). Hiệp định CPTPP dẫn chiếu trực tiếp Điều XIV GATS tại khoản 3 Điều 29.1. Hiệp định RCEP cũng dẫn chiếu trực tiếp Điều XIV GATS tại khoản 2 Điều 17.12. Ngoài ra, nội dung đoạn mở đầu và ngoại lệ tại điểm a, điểm b Điều 22 ATISA cũng được quy định tương tự trong các hiệp định khác của ASEAN và WTO như: điểm a, điểm b Điều 8 Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), điểm a, điểm b Điều XX của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại WTO (GATT).

Với quy định của Điều 22 nêu trên cho thấy, đây là cơ sở pháp lý để thành viên ASEAN có thể áp dụng một biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ không phù hợp quy định của ATISA, để bảo vệ những lợi ích nhất định, mà không bị coi là vi phạm Hiệp định này. Những ngoại lệ này sẽ được thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng vận dụng trong hai trường hợp:

Lựa chọn một hoặc một số ngoại lệ tại Điều 22 ATISA làm cơ sở pháp lý khi xây dựng, ban hành biện pháp trong nước không phù hợp với quy định của ATISA.

– Bị đơn viện dẫn, tham chiếu đến một hoặc một số ngoại lệ tại Điều 22 ATISA nhằm biện minh cho các biện pháp trong nước không phù hợp với quy định của ATISA khi tham gia giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN.

  1. Khó khăn trong vận dụng các trường hợp ngoại lệ chung theo quy định của Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA)

Khó khăn trong việc vận dụng các ngoại lệ chung theo quy định của ATISA là bởi nội dung các ngoại lệ này rất rộng và không rõ ràng.

Tại oạn mở đầu Điều 22 ATISA, thật ngữ “tùy tiện” (arbitrary) được hiểu là dựa trên ý thích và thường được sử dụng để nói về một quyết định chỉ dựa trên sở thích hoặc không có lý do. Thuật ngữ “vô căn cứ” (unjustifiable) có nghĩa tương tự và ngụ ý việc thực hiện một bài kiểm tra cân bằng giữa lợi ích mong muốn đạt được và hậu quả phát sinh do áp dụng biện pháp trong nước. “Cùng điều kiện” chỉ ra các quốc gia sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc sản xuất trong điều kiện tương tự[2]. Với những giải thích về thuật ngữ như vậy, cũng chưa đủ để vận dụng khi ban hành biện pháp trong nước hay đưa vào lập luận để bị đơn chứng minh.

Hoặc ngoại lệ về “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng” tại điểm a Điều 22 ATISA cũng rất khó xác định nội hàm của cụm từ “đạo đức công cộng”. Có quan điểm cho rằng, “đạo đức công cộng” nên được hiểu theo ý nghĩa cốt lõi, đó là các giá trị đạo đức gần như phổ quát của con người mà có thể xác định được, như cấm giết người, diệt chủng, nô lệ và tra tấn. Ngoài những giá trị cốt lõi này, các vấn đề như cấm buôn bán sản phẩm chứa nội dung khiêu dâm, cờ bạc, rượu và ma túy bất hợp pháp, cũng được nhiều nhà bình luận dễ dàng đồng ý là nằm trong ngoại lệ đạo đức công cộng[3].

Trong khuôn khổ ASEAN cũng không có quy định để làm rõ các trường hợp ngoại lệ tại Điều 22 ATISA. Mặt khác, các ngoại lệ cũng có thể được làm sáng tỏ thông qua các báo cáo giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN có thể trở thành là nguồn giải thích quy định trong các hiệp định của ASEAN. Tuy nhiên, tính đến tháng 9/2022, chưa có báo cáo giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nào trong khuôn khổ ASEAN được công bố. Điều này dẫn đến hệ quả là thành viên ASEAN rất khó để vận dụng những ngoại lệ này, hoặc thành viên ASEAN có thể lạm dụng ngoại lệ này để ban hành những biện pháp không phù hợp với ATISA.

          Tuy nhiên, trong khuôn khổ WTO, đã có những báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới ngoại lệ chung tại điểm a, điểm c Điều XIV GATS, còn các trường hợp ngoại lệ khác có quy định tương tự ATISA chưa có báo cáo giải quyết tranh chấp nào. Những báo cáo này có thể trở thành nguồn tham khảo để giải thích ngoại lệ tại điểm a, điểm c Điều 22 ATISA, bởi những lý do sau:

Thứ nhất, trong phần mở đầu của ATISA đã thừa nhận mục tiêu tăng cường hợp tác về dịch vụ giữa các quốc gia thành viên, xóa bỏ về cơ bản tất cả các hạn chế đối với thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự do hóa vượt ra ngoài phạm vi mà các quốc gia hành viên thực hiện theo Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS).

Thứ hai, nhiều quốc gia có xu hướng áp dụng cách tiếp cận, giải thích theo án lệ của WTO cho tất cả các quan hệ thương mại quốc tế của họ[4]. Thậm chí, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã ký kết như khoản 3 Điều 28.12 Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), Điều 15.21 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), khoản 2 Điều 2 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) và khoản 2 Điều 19.4 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP) cùng có quy định rằng, xem xét các giải thích liên quan trong các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm được Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thông qua là một thủ tục được thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp[5].

  1. Một số khuyến nghị nhằm vận dụng các ngoại lệ chung theo quy định của Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA)

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO, ngoại lệ về “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng” tại điểm a Điều XIV GATS được Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm WTO áp dụng trong vụ: Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), Hoa Kỳ – Đánh bạc (Điều 21.5 – Antigua và Barbuda) (DS 285) và EU – Chương trình năng lượng (DS476). Ngoại lệ về “cần thiết để đảm bảo tuân thủ các luật hoặc quy định không trái với các quy định của Hiệp định này” tại điểm c Điều XIV GATS được Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm WTO áp dụng trong vụ: Argentina – Dịch vụ tài chính (DS 453)[6]. Việc có sẵn các báo cáo giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua sẽ là thuận lợi, đồng thời cũng gợi mở những giải pháp đối với thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng khi vận dụng các ngoại lệ tại điểm a, điểm c Điều 22 ATISA. Khi vận dụng các thành viên ASEAN cần lưu ý những vấn đề sau:

(1) Các ngoại lệ được áp dụng trong giải quyết tranh chấp khi biện pháp bị kiện của bị đơn trái với quy định của ATISA

Các trường hợp ngoại lệ tại Điều 22 ATISA sẽ không thể được bị đơn viện dẫn, trừ khi có vi phạm trực tiếp nghĩa vụ theo quy định của ATISA đã xảy ra. Trong vụ, Argentina -Dịch vụ tài chính (DS 453), Argentina đã viện dẫn ngoại lệ tại điểm d Điều XIV GATS để biện minh cho biện pháp không phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia theo Điều XVII GATS. Tuy nhiên, Ban hội thẩm đã không xem xét, áp dụng trường hợp  lệ này, do biện pháp bị kiện của nước này đã không bị coi là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia theo Điều XVII GATS. Điều này một lần nữa cho thấy, các ngoại lệ chung có chức năng quan trọng nhất là trở thành cơ sở pháp lý được viện dẫn khi thành viên ASEAN áp dụng những biện pháp “sai lệch” so với các nguyên tắc và quy định của ATISA.

(2) Trình tự kiểm tra sự phù hợp của biện pháp bị kiện với Điều 22 ATISA

Cấu trúc của Điều 22 ATISA và Điều XIV GATS đều gồm hai phần đoạn mở đầu và các trường hợp ngoại lệ cụ thể. Để kiểm tra sự phù hợp của một biện pháp trong nước với Điều 22 ATISA sẽ tương tự với Điều XIV GATS. Theo đó, trình tự này là một “phép phân tích gồm hai bước” (two-tier analysis)[7].  Cụ thể, đối với một biện pháp mà các thành viên muốn biện minh theo ngoại lệ này: Thứ nhất, phải xác định xem, liệu biện pháp đang xem xét có thuộc phạm vi của một trong các trường hợp ngoại lệ từ điểm a đến điểm e Điều 22 ATISA hay không? Thứ hai, nếu biện pháp đang xem xét đúng là đã thuộc một trong các ngoại lệ của Điều này, khi đó cần phải xem xét liệu biện pháp này có thoả mãn yêu cầu về điều kiện áp dụng tại đoạn mở đầu Điều 22 ATISA hay không?

Trình tự này có thể được vận dụng cả trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp cũng như khi thành viên ASEAN ban hành và áp dụng biện pháp trong nước không phù hợp với ATISA. Đặc biệt, khi tham gia giải quyết tranh chấp, bị đơn viện dẫn một điều khoản là ngoại lệ đối với nghĩa vụ bị cáo buộc vi phạm, phải có trách nhiệm chứng minh rằng các điều kiện quy định trong trường hợp ngoại lệ được đáp ứng. Về mức độ chứng minh, bên có nghĩa vụ chứng minh phải đưa ra bằng chứng đủ để khẳng định rằng những gì được tuyên bố là đúng.

(3) Xác định “đạo đức công cộng” theo điểm a Điều 22 ATISA

Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO cho thấy, “đạo đức công cộng” được xem xét như sau:

– Các thành viên được tự xác định phạm vi và áp dụng khái niệm về đạo đức công cộng trong lãnh thổ củamình, phù hợp với hệ thống và thang đo giá trị riêng của họ, và có quyền xác định mức độ bảo vệ mà họ cho là phù hợp[8].

– Thuật ngữ “đạo đức công cộng” thể hiện “các tiêu chuẩn về hành vi đúng và sai được thừa nhận trongmột cộng đồng hoặc một quốc gia”[9].

– Nội dung của khái niệm đạo đức công cộng tại các thành viên WTO có thể khác nhau, có thể thay đổi theo thời gian và không gian, tùy thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm các giá trị xã hội, văn hóa, đạo đức và tôn giáo phổ biến[10].

Trong vụ Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), luật trong nước của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn rửa tiền, tội phạm có tổ chức, gian lận, bảo vệ người ở tuổi vị thành niên chơi cờ bạc và bảo vệ những người chơi cờ bạc mù quáng. Những mục tiêu này được Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm xác định thuộc phạm vi của “đạo đức công cộng”[11].

Tại WTO, đạo đức công cộng theo điểm a Điều XIV GATS với điểm a Điều XX của GATT được giải thích tương tự nhau. Chính vì vậy, trong báo cáo giải quyết các vụ tranh chấp liên quan tới điểm a Điều XX của GATT cũng làm phong phú thêm thực tiễn về những chính sách sau đây được xác định là thuộc phạm vi của “đạo đức công cộng”: hạn chế nội dung bị cấm trong xuất bản phẩm văn hóa, chẳng hạn như bạo lực hoặc nội dung khiêu dâm, cũng như bảo vệ văn hóa Trung Quốc và các giá trị truyền thống[12]; bảo vệ quyền lợi động vật[13]; chống rửa tiền[14]; thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trong xã hội giữa các vùng miền và thúc đẩy hòa nhập xã hội[15]; nghiêm cấm hành vi trộm cắp, tống tiền, trộm cắp trên mạng và tấn công mạng, gián điệp kinh tế và chiếm đoạt bí mật thương mại, hành vi hạn chế cạnh tranh, cũng như quy định về việc chiếm đoạt tài sản của chính phủ[16].

(4) Với ngoại lệ tại điểm c Điều 22 ATISA

Điểm c Điều 22 ATISA cho phép áp dụng biện pháp “cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp hoặcquy định không trái với các quy định của Hiệp định này, bao gồm cả các quy định liên quan đến: …”. Nhưng, ATISA không quy định một cách giới hạn danh sách các luật hay quy định như thế nào là không trái với Hiệp định này. Kể cả tại điểm c Điều 22 ATISA có nêu các quy định liên quan đến: (i) việc ngăn chặn các hành vi lừa đảo và gian lận hoặc để đối phó với các tác động của việc vỡ nợ đối với các hợp đồng dịch vụ; (ii) bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân liên quan đến việc xử lý và phổ biến dữ liệu cá nhân và bảo vệ tính bí mật của hồ sơ và tài khoản cá nhân; hoặc (iii) an toàn, thì ngoại lệ này cũng không hạn chế các luật hoặc quy định liên quan đến các vấn đề khác mà thành viên ASEAN cần đảm bảo việc tuân thủ. Vụ Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), Ban hộithẩm đã thừa nhận biện pháp bị kiện của Hoa Kỳ là quan trọng để thực thi pháp luật hình sự của Hoa Kỳ liên quan đến tội phạm có tổ chức[17].

(5) Xem xét sự “cần thiết” (necessary) của biện pháp bị kiện theo điểm a, điểm c Điều 22 ATISA

Trong cả điểm a, điểm c Điều 22 ATISA, để chứng minh một biện pháp thuộc hai ngoại lệ này, cần xem xét sự “cần thiết” của biện pháp đó. Tại WTO, các bên tranh chấp chú trọng vào các lập luận để xác định biệnpháp bị khiếu kiện có đáp ứng được yêu cầu về sự “cần thiết” hay không. Sự “cần thiết” sẽ được xem xét toàndiện dựa trên:

– Sự “cân bằng” (weighing and balancing) của ba yếu tố gồm: tầm quan trọng của các mục tiêu được bảovệ (the relative importance of the pursued policy objective); sự đóng góp của biện pháp bị khiếu kiện đối vớimục tiêu bảo vệ (the contribution of these measures to the realization of the objective pursued); tác động hạn chếthương mại của biện pháp bị khiếu kiện (the restrictive impact of the challenged measures on trade); và

– Có hay không sự tồn tại của các biện pháp thay thế khả thi có sẵn (Reasonable available alternatives), íttác động hạn chế thương mại hơn (less trade-restrictive).

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nguyên đơn là bên đưa ra những biện pháp mà họ cho rằng đó làbiện pháp thay thế khả thi có sẵn với bị đơn, cũng phù hợp với các quy định của ATISA hơn, ít tác động hạn chế thương mại hơn so với biện pháp mà bị đơn đang sử dụng. Ngược lại, bị đơn thường lập luận rằng đề xuất củanguyên đơn không “khả thi, có sẵn” với họ. Lý do biện pháp thay thế không có sẵn và khả thi thường là về mặttài chính, kỹ thuật, … Biện pháp thay thế đó sẽ đặt ra một gánh nặng quá mức đối với bị đơn. Đồng thời, bị đơn phải đưa ra đủ bằng chứng để chứng minh cho khẳng định của mình. Trong vụ Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), biện pháp của Hoa Kỳ đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu nêu trên của sự cần thiết. Do đó Cơ quan phúc thẩm đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm rằng, các biện pháp của Hoa Kỳ là cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng  theo điểm a Điều XIV của GATS[18]. Một vụ tranh chấp khác liên quan đến ngoại lệ đạo đức công cộng là Trung Quốc – xuất bản phẩm các sản phẩm nghe nhìn (DS 363), Ban hội thẩmnhận thấy có ít nhất một lựa chọn thay thế có sẵn mà Hoa Kỳ đã đề xuất. Đó là, không cần Chính phủ TrungQuốc tiến hành kiểm duyệt nội dung, thay vào đó, các thực thể được phép kiểm duyệt nội dung chỉ cần cóchuyên môn cần thiết, tiến sàng lọc các xuất bản phẩm trước khi các sản phẩm được phép nhập khẩu vào TrungQuốc. Các thực thể trong nước như vậy có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc tư nhân[19]. Trung Quốc đã khôngchứng minh được biện pháp thay thế mà Hoa Kỳ đề xuất là không có sẵn (not “reasonably available”) cho họ. Do đó, biện pháp bị kiện của Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu về sự “cần thiết”.

Như vậy, vận dụng các ngoại lệ chung tại Điều 22 ATISA có thể được coi là quyền của thành viên ASEAN. Một mặt thành viên có thể vận dụng những quy định này để ban hành các biện pháp cân bằng giữa nghĩa vụ tự do hoá thương mại dịch vụ với bảo vệ các lợi ích quan trọng trong nước của thành viên như bảo vệ đạo đức công cộng, đảm bảo tuân thủ “luật pháp hoặc quy định” phù hợp với ATISA. Mặt khác thành viên ASEAN cũng cần nghiên cứu để viện dẫn quy định tại Điều 22 ATISA khi tham gia giải quyết tranh chấp trong tương lai. Đặc biệt, thành viên ASEAN có thể sử dụng thuận lợi do có sẵn là các báo cáo giải quyết tranh chấp trong WTO đã làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý của việc giải thích và áp dụng các ngoại lệ tại điểm a, điểm c Điều 22 ATISA./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Brandon L. Bowen, The World Trade Organization and Its Interpretation of the Article XX Exceptions to the General Agreement of Tariffs and Trade, in Light of Recent Developments, GA. J. INT’L & COMP. L, [Vol. 29:181: 2000].

  2. Claude Chase, Alan Yanovich, Jo-Ann Crawford, and Pamela Ugaz, Mapping of Dispute Settlement Mechanisms in Regional Trade Agreements Innovative or Variations on a Theme? World Trade Organization, Economic Research and Statistics Division, 10 June 2013.

  3. Delimatsis, Panagiotis and Cottier, Thomas, Article XIV bis GATS: Security Exceptions (October 7, 2008). MAX PLANCK COMMENTARIES ON WORLD TRADE LAW, WTO – TRADE IN SERVICES, Rüdiger Wolfrum, Peter-Tobias Stoll, Clemens Feinäugle, eds., Vol. 6, p. 2, https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1280218

  4. Tào Thị Huệ, Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm WTO trong giải quyết tranh chấp theoHiệp định thương mại khu vực, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 04 (452), tháng 02/2022, trang 11 – 15, 38.

  5. Jeremy C. Marwell, “Trade and morality: The WTO public morals exception after gambling”, NewYork University Law Review, [Vol. 81:802 May 2006],

  6. WTO, Chronological list of disputes cases, https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_status_e.htm

[1] Thạc sỹ, Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

[2] Xem tài liệu: Brandon L. Bowen, The World Trade Organization and Its Interpretation of the Article XX Exceptions to the General Agreement of Tariffs and Trade, in Light of Recent Developments, GA. J. INT’L & COMP. L, [Vol. 29:181: 2000], p. 184, 185,

https://digitalcommons.law.uga.edu/cgi/viewcontent.cgi?referer=&httpsredir=1&article=1465&context=gjicl, truy cập ngày 15/9/2022

[3] Jeremy C. Marwell, “Trade and morality: The WTO public morals exception after gambling”, NewYork University Law Review, [Vol. 81:802May 2006], p.816.

[4] Claude Chase, Alan Yanovich, Jo-Ann Crawford, and Pamela Ugaz, Mapping of Dispute Settlement Mechanisms in Regional Trade Agreements – Innovative or Variations on a Theme? World Trade Organization, Economic Research and Statistics Division, 10 June 2013, p.48, https://www.oecd-ilibrary.org/docserver/93a8fc27-en.pdf?expires=1628347384&id=id&accname=guest&checksum=8B9A41A3310358EFE52BF8F2A7B751FF, truy cập ngày 15/9/2022

[5] Xem thêm: Tào Thị Huệ, Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm WTO trong giải quyết tranh chấp theo Hiệp định thương mại khuvực, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 04 (452), tháng 02/2022, trang 11 – 15, 38.

[6] Số liệu do tác giả tự thống kê. Xem: WTO, Chronological list of disputes cases, https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_status_e.htm, truy cập ngày 15/9/2022

[7] Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, Hoa Kỳ – Xăng (DS 2), p. 22 là báo cáo đầu tiên trong khuôn khổ WTO đưa ra trình tự này khi giải quyết tranh chấp liên quan tới điểm b và điểm g Điều XX của GATT. Trong vụ Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), Cơ quan phúc thẩm cũng áp dụng trình tự này với Điều XIV GATS.

[8] Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), đoạn 6.461; Báo cáo của Ban hội thẩm, Trung Quốc – xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363), đoạn 7.759; Báo cáo của Ban hội thẩm, EC – Sản phẩm hải cẩu (DS 400, 401), đoạn 7.381; Báo cáo của Ban hội thẩm, Colombia – Hàng dệt may (DS461), đoạn 7.299; Báo cáo của Ban hội thẩm, Brazil – Thuế (DS472, 497), đoạn 7.520.

[9] Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), đoạn 6.465; Báo cáo của Ban hội thẩm, Trung Quốc – xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363), đoạn 7.759; Báo cáo của Ban hội thẩm, EC – Sản phẩm hải cẩu (DS 400, 401), đoạn 7.380; Báo cáo của Ban hội thẩm, Colombia – Hàng dệt may (DS461), đoạn 7.299; and Báo cáo của Ban hội thẩm, Brazil – Thuế (DS472, 497), đoạn 7.520.

[10] Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), đoạn 6.461; Báo cáo của Ban hội thẩm, Trung Quốc – xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363), đoạn 7.763; Báo cáo của Ban hội thẩm, EC – Sản phẩm hải cẩu (DS 400, 401), đoạn 7.380; Báo cáo của Ban hội thẩm, Colombia – Hàng dệt may (DS461), đoạn 7.299; Báo cáo của Ban hội thẩm, Brazil – Thuế (DS472, 497), đoạn 7.520.

[11] Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), đoạn 6.486, 6.487.

[12] Báo cáo của Ban hội thẩm, Trung Quốc – xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363), đoạn 7.763

[13] Báo cáo của Ban hội thẩm, EC – Sản phẩm hải cẩu (DS400, 401), đoạn 7.410

[14] Báo cáo của Ban hội thẩm, Colombia – Hàng dệt may ((DS461), đoạn 7.338-7.339

[15] Báo cáo của Ban hội thẩm, Brazil – Thuế (DS472, 497), đoạn 7.521 và 7.568

[16] Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ – Biện pháp thuế quan (DS 543), đoạn 7.113

[17] Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), đoạn 6.565

[18] Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, Hoa Kỳ – Đánh bạc (DS 285), đoạn 327

[19] Báo cáo của Ban hội thẩm, Trung Quốc – Xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363), đoạn7.909

Bài viết đăng trên Tạp chí Nghề luật số 12/2022, trang 78 – 83, ISSN: 1859-3631

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub