Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

Tản mạn về câu hỏi: Làm thế nào để viết bài nghiên cứu?

Viết để tự động viên mình!

0 735

Tản mạn về câu hỏi: Làm thế nào để viết bài nghiên cứu?

1. Chúng ta cần gì để có thể viết bài?

Nói một cách đơn giản, chúng ta cần kiến thức. Chỉ có kiến thức thì mới có thể viết bài. Kiến thức thì thật phong phú, là lĩnh vực chuyên môn của mỗi người, những kiến thức về cuộc sống thường nhật và cả những kiến thức về sở thích chụp ảnh, âm nhạc, du lịch, nghệ thuật, … không liên quan nhiều đến chuyên môn. Có nhiều kiến thức sẽ có lợi thế cho việc viết bài, ngôn từ phong phú, diễn đạt cũng dễ hiểu hơn. Tác giả Joseph Sugarman của cuốn Khiêu vũ với ngòi bút bảo rằng: nếu chỉ có cái búa, bạn nhìn mọi thứ đều là các đinh :))

Quan trọng hơn cả, đó là kiến thức chuyên môn. Kiến thức này thu được từ việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu. Song, chúng ta không nên ham đọc sách dài, sách dày, những cuốn sách viết dài lê thê, cuốn sách có ngôn từ khó hiểu. Nó làm chúng ta mất thời gian và mất hứng thú.

Viết bài cần thời gian. Thời gian ngắn hoặc dài phụ thuộc loại bài nghiên cứu, độ khó của chủ đề nghiên cứu. Thời gian viết càng dài, càng đòi hỏi người viết có thêm nhiều sự kiên nhẫn. Trong cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ”, tác Timothy Ferriss cho rằng, việc tạo ra sản phẩm chỉ nên kéo dài hai đến ba tuần. Bởi thời gian càng dài thì hứng thú với công việc của chúng ta sẽ càng giảm đi. Mỗi lần ngồi xuống viết bài thì cần mấy tiếng đồng hồ? Mấy tiếng đồng hồ liên tục là khoảng thời gian hiếm có, thậm chí là bất khả thi với những người đã đi làm, có gia đình và nuôi con nhỏ. Nhưng không nhất thiết chúng ta cứ phải ngồi miệt mài như vậy để đọc tài liệu, để viết bài. Chủ yếu lúc này là tranh thủ thời gian, bất cứ lúc nào có ý tưởng – hãy ghi chép lại, bất cứ khi nào, dù 5 hay 10 phút nhưng có cảm hứng viết, thì hãy ngồi xuống viết ngay. Chỉ có làm như vậy, không buông bỏ, chúng ta sẽ đạt được kết quả.

Không gian viết bài: Không gian đó có thể là quán cafe, thư viện, phòng làm việc riêng, công viên, … nơi đâu làm chúng ta thoải mái viết bài thì ta làm ở đó. Nhưng, đôi khi không gian không được lý tưởng như ta mong muốn, nó sẽ trở thành rào cản cho việc viết bài. Không sao cả. Hãy cứ chấp nhận thực tại đó. Nghề viết bài nghiên cứu hình như đúng với câu “giục tốc bất đạt”.

2. Chọn chủ đề nào để viết đây?

Việc chọn chủ đề đa số do chúng ta nảy ra ý tưởng khi đọc một cuốn sách, một bài viết, hoặc đọc tài liệu để nghiên cứu một vấn đề khác.

Chọn chủ đề, nói chung, đây là việc không dễ. Bên cạnh sự yêu thích chủ đề của người viết, thì nó cũng phải có những yếu tố khác khiến người đọc cũng thấy cần thiết hoặc thú vị, rồi đến yêu thích. Ví dụ: một chủ đề hiếm có người viết sẽ hấp dẫn hơn chủ đề đã có nhiều người viết; một chủ để viết hẹp và sâu cũng gây tò mò hơn bài viết có chủ đề rộng. Có thể mô tả những chủ đề gây sự hấp dẫn bằng các từ như độc quyền, hiếm, độc đáo, mới, …

3. Quá trình viết bài diễn ra như thế nào?

Quá trình viết bài thực chất là việc tổ chức/sắp xếp kiến thức của mình sao cho hợp lý, logic. Có thể hiểu đây là quá trình hỏi đáp, chúng ta tự đặt câu hỏi – trả lời, từ câu trả lời này lại phát sinh câu hỏi tiếp theo. Sau khi chúng ta suy nghĩ, tư duy, sắp xếp các kiến thức và truyền tải nó ra giấy. Nếu bản thân ta thấy nó hợp lý, thì khả năng cao, người khác đọc cũng thấy như vậy. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào kỹ năng của chúng ta. Nếu là người mới, quá trình ấy khá chật vật. Nếu đã có nhiều kinh nghiệm, quá trình ấy cũng đỡ vất vả hơn mà thôi.

Vấn đề mấu chốt của quá trình này là phải ra được bản thảo lần đầu. Nếu như không có được bản đầu tiên, chung ta không bao giờ có những bản thảo lần hai, lần ba, … Chất lượng của bản thảo đầu tiên có thể rất tệ: sai ngữ pháp, sai chính tả, viết câu không rõ nghĩa, câu không đủ ý, những đoạn dài lê thê mà lại là thừa, … Nhưng ý tưởng tốt trong đó đã đã được hình thành dưới dạng chữ viết. Đây là cơ sở để chúng ta có thể sửa, viết lại cho bài viết trở nên hoàn thiện và khác biệt hơn. Nếu không có bản thảo lần thứ nhất, chúng ta chẳng có gì cả.

Sau khi có bản thảo, dù là lần thứ mấy, chúng ta cũng nên gác lại một bên, để nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi không chỉ là nằm ngủ, không làm gì. Nghỉ ngơi có thể là làm những việc rất hữu ích như nhặt rau, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chơi với trẻ, ngắm trời, ngắm đất, ngắm mây, … miễn sao cho tinh thần được thoát khỏi bài vừa mới viết. Rồi quay lại đọc bản thảo và chỉnh sửa. Nếu gấp gáp quá thì cũng nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút, 1 tiếng. Nhưng tốt nhất không nên để mình rơi vào hoàn cảnh quá gấp gáp, đến nỗi phải gửi bản thảo đầu tiên. Vừa viết bài xong, tâm trạng của chúng ta sẽ rất thoả mãn với những gì đã viết, đầu óc, đôi mắt như bị che mờ, chẳng phát hiện ra lỗi nào cả. Nhưng một thời gian sau đọc lại, cảm giác sẽ rất khác.

Trong quá trình viết, đọc tài liệu vẫn được tiếp tục, để bổ sung cho các ý tưởng, thêm các lập luận ủng hộ cho ý tưởng viết bài của mình.

Bài viết sẽ cần phần tóm tắt. Phần này không nên viết dài, chúng ta tập trung vào những nội dung nổi bật, ưu điểm của bài viết và nếu có thể kích thích sự tò mò, khuyến khích người đọc muốn đọc bài viết.

4.Tự biên tập bài viết hay thuê người biên tập chuyên nghiệp?

Biên tập bài viết là quá trình tinh lọc nội dung bài viết, tái sắp xếp lại câu chữ, tinh gọn lại câu văn, đoạn văn để người đọc có thể trực tiếp hiểu được ý tưởng của mình, chứ không đơn thuần là sửa lỗi chính tả. Sau khi được biên tập, bài nghiên cứu có thể lên một đẳng cấp mới về chất lượng.

Chúng ta cũng có thể nghĩ đến thuê dịch vụ biên tập chuyên nghiệp, nếu bài viết có yêu cầu cao, có ý nghĩa quan trọng.

5. Công bố bài viết

Chúng ta hãy nói đến tạp chí. Mỗi tạp chí đều có phong cách riêng, xu hướng riêng, độc giả riêng. Vì vậy, lựa chọn tạp chí nào để đăng bài, chúng ta cũng nên tìm hiểu trước, tìm đọc một số quyển của tạp chí nhất định, hỏi thăm kinh nghiệm của những người đi trước. Lựa chọn nơi công bố cũng nên được quyết định song song với quá trình viết bài. Nói một cách khác, chúng ta cần phải hiểu và coi tạp chí như khách hàng của mình, họ cần gì, muốn gì, cái gì hợp với họ. Ngược lại, mỗi người lại có văn phong khác nhau và không thể hợp với tất cả các tạp chí. Do đó, chúng ta chủ động lựa chọn tạp chí có văn phong hợp với mình.

Người viết: Tào Thị Huệ

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub