Website chia sẻ kiến thức về Luật Thương mại quốc tế

Visit Website bokepxxx.ninja
www.xxx-in.pro will he get his turn after he is done eating pussy.
creampie

Phân loại rào cản phi thuế quan (NTMs) theo UNCTAD

NTMs thường được gọi là rào cản phi thuế quan (non-tariff barriers - NTBs). Nó cũng được chấp nhận rộng rãi, ngày càng được áp dụng nhiều để thay thế cho bảo hộ thuế quan khi mức thuế quan đang giảm mạnh.

0 7.096

Phân loại biện pháp phi thuế quan (NTMs) theo UNCTAD

Khi hàng rào thuế quan (tariff barriers) được giảm dần thông qua các cuộc đàm phán đa phương theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), các quốc gia ngày càng sử dụng các biện pháp phi thuế quan (non-tariff measures – NTMs). Trong khi các biện pháp này đã được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp, và không tuân theo quy định của GATT (ví dụ như các biện pháp hỗ trợ giá, trợ cấp xuất khẩu), thì đối với các lĩnh vực khác, hạn ngạch nhập khẩu, yêu cầu cấp phép, cam kết giá và hạn chế xuất khẩu tự nguyện (voluntary export restraints – VERs) bắt đầu trở nên phổ biến. Nhiều hình thức NTMs đã được đàm phán song phương bên ngoài GATT (ví dụ như VERs về ô tô và giày dép hoặc Hiệp định đa sợi lâu đời) đã kết thúc khi hoàn thành Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1994.

NTMs thường được gọi là rào cản phi thuế quan (non-tariff barriers – NTBs). Nó cũng được chấp nhận rộng rãi, ngày càng được áp dụng nhiều để thay thế cho bảo hộ thuế quan khi mức thuế quan đang giảm mạnh. Việc thành lập WTO liên quan đến một loạt các Hiệp định về hàng rào phi thuế quan như Hiệp định TBT, Hiệp định SPS, Quy tắc xuất xứ, … đặt ra khuôn khổ pháp lý cho những biện pháp phi thuế quan này không tạo thành rào cản không cần thiết đối với thương mại.

Tỷ lệ NTMs ngày càng tăng thúc đẩy nhu cầu minh bạch hơn. Không thể dự đoán bắt nguồn từ việc thiếu thông tin về các NTMs dẫn đến các tác động có hại của chúng. Thiếu thông tin về các quy định và quy tắc tiếp cận thị trường đặc biệt gây tổn hại cho các nước đang phát triển và cho các doanh nghiệp nhỏ đang tìm cách tiếp cận thị trường được quản lý chặt chẽ của các nước phát triển. Yêu cầu về tính minh bạch chỉ mới bắt đầu được đáp ứng gần đây thông qua các nỗ lực do UNCTAD dẫn đầu (thu thập dữ liệu) và WTO (các cơ chế thông báo). UNTAD đã công bố bảng phân loại về các NTMs trong tài liệu Non-Tariff Measures: Economic Assessment and Policy Options for Development, 2018:

Phân loại quốc tế của UNCTAD về các biện pháp phi thuế quan
Chương A. Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and phytosanitary measures): các yêu cầu hạn chế sử dụng các chất cụ thể, các yêu cầu vệ sinh hoặc các biện pháp khác để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh cũng như các biện pháp đánh giá sự phù hợp liên quan đến an toàn thực phẩm, chẳng hạn như chứng nhận, thử nghiệm và kiểm tra, và kiểm dịch.

Chương B. Các biện pháp kỹ thuật (Technical measures): các yêu cầu ghi nhãn và các biện pháp đánh giá sự phù hợp liên quan đến các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, bao gồm chứng nhận, thử nghiệm và kiểm tra.

Chương C. Kiểm tra trước khi vận chuyển (Pre-shipment inspection): các yêu cầu và thủ tục phải thực hiện tại nước xuất khẩu trước khi giao hàng.

Chương D. Các biện pháp thương mại dự phòng(Contingent trade measures): các biện pháp chống lại các tác động bất lợi của hàng nhập khẩu, bao gồm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ.

Chương E. Hạn chế về số lượng (Quantitative restrictions): yêu cầu cấp phép, hạn ngạch và các biện pháp kiểm soát số lượng khác, cấm nhập khẩu không liên quan đến vệ sinh và kiểm dịch động thực vật hoặc các rào cản kỹ thuật đối với các biện pháp thương mại.

Chương F. Kiểm soát giá (Price controls): các biện pháp kiểm soát hoặc tác động đến giá hàng hóa nhập khẩu để hỗ trợ hoặc ổn định giá trong nước của các sản phẩm cạnh tranh hoặc tăng thu thuế. Bao gồm các biện pháp phí.

Chương G. Các biện pháp tài chính (Finance measures): các chính sách hạn chế thanh toán đối với hàng nhập khẩu, bao gồm quy định về tiếp cận và chi phí ngoại hối và các điều khoản thanh toán.

Chương H. Các biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh (Measures affecting competition): các ưu đãi hoặc đặc quyền độc quyền hoặc đặc biệt dành cho một hoặc một số hạn chế các tổ chức kinh tế. Bao gồm các công ty độc quyền thương mại của nhà nước, các cơ quan nhập khẩu duy nhất và việc sử dụng bắt buộc các dịch vụ quốc gia hoặc vận tải.

Chương I. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Trade-related investment measures): các chính sách hạn chế đầu tư bằng cách yêu cầu hàm lượng nội địa hoặc cân bằng thương mại đối với xuất khẩu và nhập khẩu.

Chương J. Các biện pháp ảnh hưởng đến phân phối sản phẩm nhập khẩu (Measures affecting distribution of imported products): hạn chế phân phối hàng nhập khẩu trong nước.

Chương K. Các hạn chế đối với dịch vụ trước bán hàng (Restrictions on a er-sales services): các biện pháp hạn chế việc cung cấp các dịch vụ phụ trợ hoặc phụ trợ cho việc bán hàng hóa.

Chương L. Trợ cấp (Subsidies):các biện pháp liên quan đến trợ cấp có ảnh hưởng đến thương mại.

Chương M. Chính sách mua sắm của chính phủ (Government procurement policies): hạn chế đối với nhà thầu nước ngoài đối với các dự án và hợp đồng công.

Chương N. Các hạn chế liên quan đến sở hữu trí tuệ (Restrictions related to intellectual property).

Chương O. Quy tắc xuất xứ (Rules of origin): các biện pháp liên quan đến việc xác định xuất xứ của sản phẩm hoặc đầu vào của chúng.

Chương P. Các biện pháp xuất khẩu (Export measures): các biện pháp được một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của mình; bao gồm thuế xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu hoặc cấm xuất khẩu.

 

 

Người dịch: Tào Thị Huệ

Nguồn: United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD), Non-Tariff Measures: Economic Assessment and Policy Options for Development, 2018, p.28

https://unctad.org/en/PublicationsLibrary/ditctab2018d3_en.pdf (truy cập ngày 30/8/2020)

Leave A Reply

Your email address will not be published.

bokep-indo kendra squeezing your head with a scissorhold.
indian couple homemade. xnx
jav hub