Án lệ liên quan đến ngoại lệ về tính độc lập của tín dụng chứng từ tại toà án Anh (Kỳ 2)
Có một ngoại lệ được thiết lập: đó là, khi người bán với mục đích thu được tín dụng, xuất trình các chứng từ tại ngân hàng xác nhận, một cách rõ ràng hay ngụ ý, những chứng từ xuất trình có nội dung sai sự thật.
Án lệ liên quan đến ngoại lệ về tính độc lập của tín dụng chứng từ tại toà án Anh (Kỳ 2)
United City Merchants v Royal Bank of Canada [1982]
Trong trường hợp này, các chứng từ xuất trình cho ngân hàng xác nhận (confirming bank) có sai sót, tức là vận đơn ghi ngày gửi hàng là ngày 15 tháng 12 năm 1976 là ngày cuối cùng để thanh toán, trong khi, thực tế chuyến hàng đến vào ngày 16 tháng 12. Vì vậy ngân hàng Bị cáo không đồng ý thanh toán.
Trong House of Lords, Lord Diplock đã mô tả bản chất độc lập (autonomous) của thư tín dụng (L/C), rằng hàng hóa không liên quan đến quyền của người bán trong việc thanh toán từ ngân hàng. Tuy nhiên, ông nói:”Vấn đề chung của nguyên tắc là, nghĩa vụ hợp đồng của ngân hàng xác nhận với người bán có một ngoại lệ được thiết lập: đó là, khi người bán với mục đích thu được tín dụng, xuất trình các chứng từ tại ngân hàng xác nhận, một cách rõ ràng hay ngụ ý, những chứng từ xuất trình có nội dung sai sự thật. ”
Lord Diplock đề cập đến trường hợp Sztejn và cho rằng:
“Ngoại lệ về gian lận của người thụ hưởng đang tìm cách tận dụng tín dụng, và coi đó rõ ràng châm ngôn hành động (maxim ex turpi causa non oritur actio) hoặc, nếu theo cách diễn đạt đơn giản của người Anh đơn, thì “sự gian lận làm sáng tỏ tất cả ”. Tòa án sẽ không cho phép một người không trung thực sử dụng quy trình của họ để thực hiện hành vi gian lận”.
Người dịch: Tào Thị Huệ
Nguồn: https://www.lawteacher.net/free-law-essays/criminal-law/courts-and-fraud-exception.php (truy cập ngày 07/1/2020)