Amicus Curiae submissions (kỳ 2)
Cơ quan phúc thẩm vẫn cho rằng họ có thẩm quyền chấp nhận và xem xét bất kỳ thông tin nào mà họ cho là phù hợp và hữu ích trong việc quyết định kháng cáo, bao gồm cả đệ trình Amicus curiae không được yêu cầu. Cơ quan phúc thẩm cho rằng họ có quyền như vậy là bởi Cơ quan phúc thẩm có thẩm quyền áp dụng các quy tắc tố tụng, miễn là chúng không mâu thuẫn với DSU hoặc các hiệp định có liên quan (Điều 17.9 của DSU)
Amicus Curiae submissions (kỳ 2)
Đệ trình Amicus Curiae trong giai đoạn phúc thẩm
Amicus Curiae submissions in the appellate procedure
Các bản đệ trình Amicus curiae thường được nộp trong giai đoạn phúc thẩm. Khi các bản đệ trình Amicus curiae này được đính kèm trong tài liệu đưa ra trong thủ tục kháng cáo và phúc thẩm của các bên tranh chấp, khi đó, Cơ quan phúc thẩm coi tài liệu đó là một phần không thể thiếu trong việc đệ trình của người tham gia kháng cáo, và họ cũng chịu trách nhiệm về nội dung của nó.[1]
Khi Cơ quan phúc thẩm nhận được đệ trình Amincus Curiae không được yêu cầu, bản đệ trình này không có quyền được xem xét.[2]
Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm vẫn cho rằng họ có thẩm quyền chấp nhận và xem xét bất kỳ thông tin nào mà họ cho là phù hợp và hữu ích trong việc quyết định kháng cáo, bao gồm cả đệ trình Amicus curiae không được yêu cầu. Cơ quan phúc thẩm cho rằng họ có quyền như vậy là bởi Cơ quan phúc thẩm có thẩm quyền áp dụng các quy tắc tố tụng, miễn là chúng không mâu thuẫn với DSU hoặc các hiệp định có liên quan (Điều 17.9 của DSU).[3]
Trong một đơn kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm đã dự đoán rằng họ có thể nhận được số lượng lớn các bản đệ trình Amicus curiae và áp dụng một quy trình bổ sung theo Quy tắc 16 (1) của Quy trình làm việc chỉ nhằm mục đích kháng cáo đó. Thủ tục này quy định một số tiêu chí cho các đệ trình như vậy. Những người không phải là các bên và các bên thứ ba có ý định nộp một bản đệ trình như vậy được yêu cầu nộp đơn xin phép để nộp bản đệ trình đó. Tuy nhiên, khi xem xét các đơn, Cơ quan phúc thẩm đã từ chối tất cả các ứng viên nộp đơn xin phép.[4]
Phản ứng với việc áp dụng các thủ tục bổ sung này, Đại hội đồng của WTO (the General Council of the WTO) đã thảo luận vấn đề này trong một cuộc họp đặc biệt, đa số thành viên của WTO cho rằng họ không thể chấp nhận cho Cơ quan Phúc thẩm để chấp nhận và xem xét bản đệ trình Amicus curiae.[5]
[1] Appellate Body Report, US — Shrimp, paras. 89 and 91.
[2] Appellate Body Report, US — Lead and Bismuth II, paras. 40-41.
[3] Appellate Body Report, US — Lead and Bismuth II, para. 43.
[4] Appellate Body Report, EC — Asbestos, paras. 52-55.
[5] General Council, Minutes of the Meeting of 22 November 2000, WT/GC/M/60.
Nguồn: WTO, “DISPUTE SETTLEMENT SYSTEM TRAINING MODULE”, xem tại:
https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/disp_settlement_cbt_e/course_index_e.htm (truy cập ngày 15/5/2019)
Người dịch: Tào Thị Huệ