Áp dụng ngoại lệ “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng” theo điểm a Điều XX của GATT trong vụ China – Publication and Audiovisual Products
nguyên đơn Antigua khẳng định rằng các biện pháp của Hoa Kỳ là phù hợp với lý do bảo vệ đạo đức công cộng, ở đây, Hoa Kỳ không tranh luận rằng các ấn phẩm bị bị tác động trực tiếp bởi các biện pháp bị kiện có thể gây thiệt hại cho nhận thức về đạo đức công cộng và giá trị xã hội của Trung Quốc
Áp dụng ngoại lệ “cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng” theo điểm a Điều XX của GATT trong vụ China – Publication and Audiovisual Products[1]
- Bối cảnh vụ việc
Vào tháng 4 năm 2007, Hoa Kỳ đã khởi kiện Trung Quốc tại WTO, cho rằng Trung Quốc áp đặt các biện pháp bán và phân phối các sản phẩm giải trí nghe nhìn nhập khẩu nhằm hạn chế thương mại vi phạm các cam kết của WTO.[2]
Hoa Kỳ lập luận rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tiếp cận thị trường theo Điều XVI và đối xử quốc gia theo Điều XVII của GATS, cùng Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc. Biện pháp hạn chế quyền nhập khẩu và phân phối hàng hóa trong trên của công ty nước ngoài là phân biệt đối xử để ủng hộ các công ty trong nướcc của Trung Quốc.[3]
Để chứng minh mình không vi phạm, Trung Quốc tuyên bố rằng các biện pháp của họ đã được áp dụng căn cứ ngoại lệ về đạo đức công cộng theo Điều XX (a) của GATT, vì các biện pháp được thiết kế để kiểm soát nội dung của hàng hóa văn hóa nước ngoài và các hình thức thể hiện có khả năng xâm phạm với những giá trị quan trọng trong xã hội Trung Quốc.[4]
- Quyết định của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm
Trái ngược với US – Gambling, khi nguyên đơn Antigua khẳng định rằng các biện pháp của Hoa Kỳ là phù hợp với lý do bảo vệ đạo đức công cộng, ở đây, Hoa Kỳ không tranh luận rằng các ấn phẩm bị bị tác động trực tiếp bởi các biện pháp bị kiện có thể gây thiệt hại cho nhận thức về đạo đức công cộng và giá trị xã hội của Trung Quốc.[5]
Do đó, sau khi xác định cách giải thích tương tự về đạo đức công cộng do Ban hội thẩm vụ US -Gambling phát triển theo Điều XIV (a) của GATS để áp dụng theo Điều XX (a) của GATT, Ban hội thẩm đã tiến hành phân tích với giả định rằng nếu các sản phẩm thuộc diện bị cấm được đưa vào Trung Quốc, chúng có thể có tác động tiêu cực đến đạo đức công cộng.[6] Câu hỏi mang tính quyết định hơn là liệu các biện pháp có thỏa mãn yêu cầu sự cần thiết (“necessity”) của ngoại lệ hay không.[7]
Khi áp dụng thử nghiệm cân bằng (weigh and balance) ba yếu tố đã được nêu chi tiết ở vụ U.S. – Gambling,[8] Ban hội thẩm công nhận rằng bảo vệ đạo đức công cộng là một lợi ích rất quan trọng của chính phủ ở Trung Quốc, nhưng cuối cùng thấy rằng những biện pháp họ không thể được coi là cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng, vì các biện pháp này hoàn toàn phủ nhận quyền của một số doanh nghiệp tham gia nhập khẩu và, do đó, không đạt được sự cân bằng hợp lý.[9]
Biện pháp liên quan đến xuất bản phẩm là một biện pháp đạt được sự “cân bằng”, nhưng cũng bị coi là không cần thiết vì sự tồn tại của các lựa chọn thay thế có sẵn hợp lý (“reasonably available” alternatives).[10]
Khi kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm đã lật lại kết luận sơ bộ của Ban hội thẩm rằng Biện pháp xuất bản là điều cần thiết do thiếu tham khảo hỗ trợ bằng chứng về sự đóng góp đáng kể để bảo vệ đạo đức công cộng.[11]
Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm đã khẳng định và đồng ý với tất cả các lập luận của Ban hội thẩm, bao gồm các biện pháp bị khiếu kiện là không cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng và do đó không được chứng minh theo Điều XX (a) của GATT.[12]
- Ngụ ý về học thuyết đạo đức công cộng Public Morals Doctrine
Quyết định của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong vụ tranh chấp này đã khẳng định định nghĩa chung về đạo đức công cộng được đưa ra ở US – Gambling và nhắc lại rằng một quốc gia có quyền tự lựa chọn mức độ bảo vệ phù hợp đối với đạo đức công cộng của nước mình.[13] Tuy nhiên, như đã đề cập trước đây, mối quan hệ của các biện pháp bị khiếu kiện đối với đạo đức công cộng chỉ là cấp độ đầu tiên của các yêu cầu trong ngoại lệ tại Điều XX (a). Mặc dù quyết định này đã bảo vệ tính đặc thù văn hóa của đạo đức ở Trung Quốc và không đặt câu hỏi liệu các biện pháp này có liên quan đến đạo đức công cộng hay không, nhưng dường như nó đặt ra vấn đề khá cao trong việc sử dụng bài kiểm tra cần thiết (“necessity test”), có thể tạo ra nghĩa vụ cực kỳ khó khăn đối với các quốc gia để chứng minh rằng bất kỳ biện pháp nào là cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng trong tương lai.[14]
Đồng thời, vụ China – Publication and Audiovisual Products để lại rất nhiều sự mơ hồ liên quan đến ý nghĩa của đạo đức công cộng. Các phân tích giả định, cho rằng đạo đức công cộng có thể bị ảnh hưởng bởi các biện pháp bị khiếu kiện, và cả Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đều không phân tích vấn đề cấu thành đạo đức công cộng và liệu một quốc gia có thể đơn phương xác định thuật ngữ này hay không./.
Người dịch: Tào Thị Huệ
Lược dịch từ: Pelin Serpin, The Public morals exception after the WTO seal products dispute: has the exception swalled the rules?, Columbia Business Law Review [Vol. 2016 No. 1:217]
[1] Tiêu đề do người dịch tự đặt
[2] Panel Report, China—Measures Affecting Trading Rights and Distribution Services for Certain Publications and Audiovisual Entertainment Products, ¶ 1.1, WTO Doc. WT/DS363/R (adopted Aug. 12, 2009) [hereinafter China—Audiovisuals Panel Report]
[3] See id. ¶¶ 2.1–.3(c). For a detailed overview of the challenged Chinese measures, see Raj Bhala & David A. Gantz, WTO Case Review 2010, 28 ARIZ. J. INT’L & COMP. L. 239, 247–57 (2011).
[4] See China—Audiovisuals Panel Report, supra note 61, ¶¶ 7.751– .752.
[5] Panagiotis Delimatsis, Protecting Public Morals in a Digital Age: Revisiting the WTO Rulings on US—Gambling and China—Publications and Audiovisual Products, 14 J. INT’L ECON. L. 257, 282–83 (2011); see also China—Audiovisuals Panel Report, supra note 61, ¶ 7.763
[6] See China—Audiovisuals Panel Report, supra note 61, ¶ 7.763.
[7] See Elanor A. Mangin, Note, Market Access in China—Publications and Audiovisual Materials: A Moral Victory with a Silver Lining, 25 BERKELEY TECH. L.J. 279, 298 (2010).
[8] See supra note 53 and accompanying text.
[9] See Mangin, supra note 66, at 299–300.
[10] See China—Audiovisuals Panel Report, supra note 61, ¶ 7.886–.909.
[11] See Appellate Body Report, China—Measures Affecting Trading Rights and Distribution Services for Certain Publications and Audiovisual Entertainment Products, ¶ 415(b)(iii), WTO Doc. WT/DS363/AB/R (Dec. 21, 2009).
[12] Id. ¶ 415(e)
[13] See Mangin, supra note 66, at 302
[14] Id. at 304